Bác sĩ tại nhà: Sơ cứu nhanh khi trẻ bị dị ứng hải sản

Hỏi: Con tôi có phản ứng dị ứng với một số loại thực phẩm, trong đó có hải sản. Tuy rất cẩn thận khi chọn thức ăn cho cháu nhưng tôi vẫn lo lắng cháu có thể rơi vào tình trạng dị ứng nặng nếu vô tình ăn phải các loại hải sản gây dị ứng.

Xin hỏi bác sĩ, khi trẻ có triệu chứng dị ứng hải sản, phụ huynh nên sơ cứu bằng biện pháp nào? Trần Hồng Nhung (quận Tây Hồ, Hà Nội)

Đáp: Dị ứng hải sản cũng như các loại thực phẩm khác, cần loại trừ chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, trong đó nôn là biện pháp hiệu quả nhất. Cụ thể, gia đình có thể dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), sau đó đưa vào gần cuống họng sẽ có phản ứng nôn hoặc cũng có thể dùng ngón tay ngoáy họng.

Sau khi đã nôn, người bệnh uống nước trà đường nóng... để bù nước, cầm đi lỏng, rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe. Với trường hợp nặng, đặc biệt kèm sốc phản vệ, phải đưa đến cơ sở y tế hoặc thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị; tuyệt đối không tự mua thuốc về nhà chữa sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

 

Biện pháp phòng ngừa dị ứng hải sản là ăn chín uống sôi; tuyệt đối tránh ăn tôm, mực hoặc các loại cá biển còn sống, tái hay chưa nấu chín, nhất là cá hồi, cá mòi, cá thu...; không ăn hải sản hư hỏng vì có thể tạo ra các hóa chất giống với histamin gây nên những triệu chứng tương tự với dị ứng.

Đặc biệt, mọi người cần chú ý không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

TS.BS Trần Thị Oanh
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Lượt xem: 3
Nguồn:hanoimoi.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...