Tiến sĩ y khoa chỉ rõ sự khác nhau về mức độ tập trung của trẻ xem và không xem TV, ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm số khi đến trường
Với tốc độ hình ảnh lên đến 30 khung hình/giây, nhìn trẻ em xem TV chăm chú tưởng rằng đó là sự tập trung. Song thực tế việc này không tích cực vận động các nhóm cơ kiểm soát sự tập trung. Theo thời gian việc này khiến trẻ không chỉ mất tập trung làm việc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số.
Ngày nay, chiếc TV được xem là "cứu tinh" của nhiều bậc phụ huynh. Mỗi khi cho trẻ ăn, khi người lớn muốn giặt giũ, nấu ăn... họ bật TV để có thể an tâm làm việc, vì đứa trẻ sẽ ngồi lì trước TV mà chẳng đi đâu. Một số người biện hộ rằng trẻ xem TV cũng tốt, vì chúng không chơi các trò mất an toàn khác, lại học được nhiều thứ hay.
Xem quá nhiều TV có thể làm giảm kết quả học tập của trẻ
Suy nghĩ phía trên là một sai lầm phổ biến của nhiều gia đình. Một thí nghiệm đã chỉ ra rằng âm thanh, hình ảnh và màu sắc của TV hay điện thoại thường thay đổi rất nhanh, có thể đạt khoảng 30 khung hình/giây, điều này làm ''khoá'' mắt trẻ em.
Nó khiến trẻ trông có vẻ chăm chú, tập trung, nhưng trên thực tế, chúng lại không tích cực vận động các nhóm cơ kiểm soát sự tập trung. Đó đơn thuần là trạng thái kích thích quá mức, sẽ phá hủy sự hình thành khả năng tập trung.
Trong một dữ liệu nghiên cứu khác các chuyên gia trong ngành cũng phát hiện ra rằng khi xem TV, sóng não phát ra rất giống với sóng não khi đang ngủ. Điều này dẫn đến việc trẻ xem TV trong vô thức, lâu dần ảnh hưởng đến việc tập trung của trẻ.
Với thực trạng này, tiến sĩ y khoa John Medina nói rằng nếu một đứa trẻ dưới 3 tuổi xem TV thêm một giờ mỗi ngày chúng sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về tập trung trước 7 tuổi cao hơn 10%. Điều này khiến các em không chỉ tập trung làm một việc nào đó trong cuộc sống mà còn không suy nghĩ sâu sắc trong việc học, ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số hàng ngày của các em.
Theo đó, đối với những trẻ 8-9 tuổi, việc xem TV 2 giờ đồng hồ mỗi ngày có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đọc khi các em lên 10 và 11 tuổi, trong khi dành hơn 1 giờ đồng hồ mỗi ngày trước màn hình máy tính cũng dẫn tới suy giảm kỹ năng tính toán.
Trẻ ở độ tuổi 8-9 xem TV hơn 2 giờ/ngày có điểm đọc và tính toán thấp hơn so với những trẻ xem TV ít hơn 2 giờ/ngày.
Xem TV, điện thoại có thực sự không đem lại tác dụng?
Đến đây đa số các phụ huynh có thể sẽ lo sợ việc xem TV hoặc điện thoại di động của con mình nhưng thực tế chỉ cần sử dụng chúng một cách hợp lý thì những thiết bị này vẫn đem lại những lợi lợi ích nhất định.
Nhà khoa học Morlin đã tiến hành một thí nghiệm về trí nhớ trên những đứa trẻ từ lớp 4-6. Ông yêu cầu trẻ ghi nhớ một số tài liệu tin tức, và nhận thấy tác dụng của việc ghi nhớ nội dung thông qua việc xem TV tốt hơn việc ghi nhớ thông qua việc đọc.
Nhiều trẻ em gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các văn bản. Tuy nhiên các em dễ dàng ghi nhớ các đoạn quảng cáo với lời thoại thu hút. Vì những hình ảnh động trên TV rõ ràng, sinh động giúp trẻ dễ hiểu, trẻ dễ nhớ bằng hình ảnh hơn là lời nói.
Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng trẻ em trong độ tuổi đi học, khi xem các kênh khoa học và giáo dục thì trình độ phát triển ngôn ngữ của chúng sẽ được cải thiện đáng kể. Học ngoại ngữ bằng cách xem TV hay qua các sản phẩm công nghệ sẽ tốt hơn là không sử dụng chúng. Một số chương trình dành cho trẻ em được sản xuất cũng góp phần làm cho hành vi và thói quen của trẻ tốt hơn.
Khi còn nhỏ, trẻ chưa thể đi khắp nơi. Vì vậy chúng ta có thể cho trẻ tìm hiểu về các loài động vật trên thế giới bằng cách xem "Thế giới động vật", hay đơn giản là học các phương pháp gấp giấy origami khác nhau. Nhiều phim hoạt hình kinh điển có tác dụng trong việc tạo nền tảng cho việc học kiến thức mới ở trường.
Do đó, cha mẹ có thể cho trẻ xem các chương trình tạp kỹ và chương trình thiếu nhi có ý nghĩa.Trong thí nghiệm, ông phát hiện ra rằng những trẻ xem TV hoặc chơi điện thoại di động trong khoảng thời gian cho phép sẽ có trí nhớ cao hơn so với cá em không bao giờ xem TV hoặc sử dụng điện thoại.
Vậy bố mẹ cần làm gì để có thể tận dụng được những lợi ích của việc xem TV?
Cần giới hạn thời gian
Tiến sĩ tâm lý học người Anh Siegman gợi ý rằng trẻ em từ 3-7 tuổi xem TV mỗi ngày 30 phút. Trẻ em từ 7-12 tuổi xem 1 giờ mỗi ngày. Trẻ em từ 12-15 tuổi xem mỗi ngày 1,5 giờ, còn thanh thiếu niên trên 16 có thể xem 2 giờ/ngày.
Bằng cách giới hạn thời gian, thị lực, giấc ngủ và sự tập trung của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng, do trẻ có đủ thời gian tập thể dục, vận động...
Quy định nội dung trẻ em xem TV
Nội dung xem TV phải hạn chế, không nên cho trẻ xem các chương trình có nhiều nội dung không phù hợp. Trẻ là đối tượng thích bắt chước, nếu chúng xem một video tiêu cực, điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển hành vi của trẻ.
Tốt nhất là cho trẻ xem một số chương trình khoa học, một số chương trình tạp kỹ cho các hoạt động ngoài trời của trẻ, có thể nâng cao kiến thức cho trẻ. Trẻ cũng có thể xem phim hoạt hình, nhưng cha mẹ nên kiểm tra trước để biết nội dung có hợp không.
Đồng hành cùng con
Cha mẹ có thể ngồi cùng và giải thích nội dung trên TV cho trẻ em. Nhờ thế, trẻ có thể hiểu sâu hơn những nội dung mà chúng chưa hiểu. Qua đó, trẻ mở rộng một số kiến thức từ cha và mẹ để phát triển về mặt tinh thần.
Cùng con xem TV cũng giúp bạn điều chỉnh kênh kịp thời khi gặp chương trình không phù hợp cho con, nhằm tránh cho con học những thói hư tật xấu. Tuy nhiên, cần đảm bảo giải thích rõ ràng cho con bạn về việc tại sao bé không thể xem chương trình đó, để trẻ hiểu.
Tổng hợp