Bệnh tiểu đường có gây rụng tóc không?

Nồng độ glucose cao, một dấu hiệu của bệnh tiểu đường, có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của tóc.

Bệnh tiểu đường có gây rụng tóc không?

Nồng độ glucose cao là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường, có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của tóc. Đồ họa: Nguyễn Ly

Tiến sĩ Gaurav Jain, bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện chuyên khoa Dharamshila Narayana (Ấn Độ), cho biết nồng độ glucose cao trong bệnh tiểu đường có thể góp phần gây rụng tóc bằng nhiều cơ chế khác nhau.

“Nồng độ đường trong máu cao có thể dẫn đến lưu thông máu kém, ảnh hưởng đến dòng máu đến nang tóc. Lưu lượng máu giảm làm cản trở việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc, suy yếu sự phát triển và sức mạnh của tóc", Tiến sĩ Gaurav Jain giải thích.

Cùng quan điểm, Tiến sĩ Anantharaman, cố vấn nội tiết tại Bệnh viện Chinmaya Mission ở Bengaluru (Ấn Độ), cho biết thêm một trong những tác động đáng chú ý là tình trạng rụng tóc từng mảng, phổ biến hơn ở người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Điều này xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nang tóc, dẫn đến rụng tóc từng mảng.

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc telogen (xảy ra khi có sự thay đổi về số lượng của các nang tóc đang phát triển thành tóc), khi tóc chuyển sang giai đoạn này, tóc sẽ rụng nhiều hơn.

Tiến sĩ Anantharaman nhấn mạnh: "Lưu lượng máu giảm do mạch máu bị tổn thương trong bệnh tiểu đường sẽ làm chậm quá trình mọc tóc và khiến tóc trở nên mỏng hơn".

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, bao gồm việc tăng nồng độ dihydrotestosterone (DHT), một hormone liên quan đến rụng tóc.

Tiến sĩ Gaurav Jain giải thích rằng, DHT có thể làm co nang tóc, khiến tuổi thọ của mỗi sợi tóc ngắn đi và dẫn đến tóc thưa và mỏng.

Người mắc bệnh tiểu đường cũng có xu hướng dễ bị nhiễm nấm và các tình trạng như viêm da tiết bã nhờn, ảnh hưởng xấu đến da đầu và tóc.

Viêm là một yếu tố quan trọng khác, vì tiểu đường thường liên quan đến tình trạng viêm mạn tính, có thể tác động tiêu cực đến nang tóc.

Tình trạng viêm có thể phá vỡ chu kỳ phát triển bình thường của tóc, đẩy nhiều nang tóc vào giai đoạn rụng hơn.

Cơ thể tuần hoàn kém, mất cân bằng nội tiết tố, tình trạng viêm và các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể góp phần gây rụng tóc.

Do đó, việc kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì lối sống lành mạnh và tham khảo ý kiến bác sĩ là những bước quan trọng để giảm thiểu nguy cơ rụng tóc.

Theo Tiến sĩ Anantharaman lưu ý rằng, ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng rụng tóc cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên cần có sự đánh giá toàn diện từ bác sĩ chăm sóc sức khỏe để nhận được tư vấn và điều trị cá nhân hóa.

Lượt xem: 24
Nguồn:laodong.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...