Mức phạt đi vào làn đường cho xe buýt nhanh BRT như thế nào?

Mặc dù chỉ dành riêng cho xe buýt nhanh, nhưng không khó để bắt gặp một số xe máy, ôtô đi tràn vào làn đường xe buýt nhanh - BRT tại Hà Nội. Vậy mức phạt đi vào làn đường cho xe buýt nhanh như thế nào?

Mức phạt đi vào làn đường cho xe buýt nhanh BRT như thế nào?

BRT hiện là phương tiện công cộng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Tô Thế

Làn đường cho xe buýt nhanh BRT là gì?

Xe buýt nhanh BRT

Xe buýt nhanh, còn được gọi là xe buýt tốc hành (Bus Rapid Transit - viết tắt là BRT) là hệ thống vận tải công cộng lưu lượng lớn với phương tiện xe buýt. BRT được thiết kế đặc biệt nhằm cải thiện chất lượng hệ thống xe buýt công cộng truyền thống, giải quyết những vấn đề thường xuyên khiến xe bị chậm trễ. 

BRT hiện là phương tiện công cộng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, giúp người dân di chuyển dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Tại Việt Nam, hệ thống BRT của nước ta do Xí nghiệp xe buýt nhanh Hà Nội vận hành, là giải pháp được áp dụng từ đầu 2017 tại Hà Nội nhằm giải quyết một phần vấn nạn tắc đường ở khu vực này. 

Xe buýt nhanh được xem là giải pháp mang đến nhiều lợi ích cho giao thông đường bộ:

Đây là hệ thống phương tiện cao cấp cung cấp dịch vụ giao thông hiện đại, nhanh chóng cho người dùng.

Hệ thống BRT có khả năng vận chuyển hành khách theo tiêu chuẩn hệ thống metro với mức phí đầu tư, xây dựng thấp hơn.

BRT là phương tiện công cộng, vì vậy có thể góp phần hạn chế kẹt xe, bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu hơn. 

Làn đường cho xe buýt nhanh BRT

Làn đường BRT là tuyến đường chuyên dụng dành riêng cho xe buýt nhanh. Việc thiết kế làn đường cho xe buýt nhanh BRT có vai trò quan trọng đảm bảo xe buýt nhanh có thể di chuyển nhanh hơn và không bị chậm chuyến do vấn đề ùn tắc, nhờ đó đáp ứng được nhu cầu của người dùng. 

Ngoài ra, hệ thống xe buýt BRT còn có một số đặc điểm khác, đảm bảo cung cấp dịch vụ vận tải hành khách nhanh chóng và thuận tiện:

Thu vé ngay tại nhà chờ: Đối với các phương tiện xe buýt truyền thống, hành khách thường mua vé theo lượt trên xe buýt hoặc mua vé tháng. Với xe buýt nhanh, thay vì phải mua trên xe, hành khách mua vé nhà chờ một cách nhanh chóng và thuận tiện. 

Nhiều phương tiện bất chấp đi vào làn BRT. Ảnh: Tô Thế

Nhiều phương tiện bất chấp đi vào làn BRT. Ảnh: Tô Thế

Bên cạnh làn đường riêng, hệ thống BRT còn có các tín hiệu giao thông ưu tiên riêng cho xe buýt nhanh tại một số điểm giao thông có đèn tín hiệu.

Hệ thống BRT sở hữu khu điểm dừng có nền cao ngang bằng sàn xe buýt, vì vậy người dùng có thể lên xuống xe nhanh chóng và thoải mái hơn. Sau khi xe dừng, cửa tự động mở , hành khách chỉ cần bước ngang qua xe mà không cần bước xuống lên bậc như các điểm chờ của xe buýt thông thường.

Hình thức xử phạt lỗi đi vào làn đường xe buýt nhanh

Có khung giờ nào các phương tiện khác được di chuyển vào làn đường xe buýt nhanh không? Hiện tại, nước ta chưa có văn bản nào cho phép các phương tiện khác quy định đi vào làn đường BRT, cho dù là giờ khung giờ cao điểm hay không, ngày lễ, ngày thường hay ngày cuối tuần.

Chính vì vậy, người điều khiển phương tiện cần lưu ý không được đi vào làn đường BRT bất kể thời gian nào trong ngày, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy, đi vào làn đường xe buýt nhanh phạt bao nhiêu?

Mức phạt đi vào làn đường cho xe buýt nhanh

Mức phạt đi vào làn đường cho xe buýt nhanh được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

Trên tuyến đường bộ có nhiều làn đường cho phương tiện đi cùng chiều, các làn đường phân biệt bằng vạch kẻ phân làn. Người tham gia giao thông phải điều khiển phương tiện đi trong làn đường theo quy định và chỉ được phép chuyển làn đường ở các khu vực được cho phép. Đối với trường hợp chuyển làn đường, người lái xe phải có tín hiệu báo trước và bảo đảm an toàn.

Theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ, nếu xe máy, ôtô, xe đạp đi vào làn đường xe buýt nhanh BRT sẽ bị xử phạt lỗi vi phạm đi không đúng làn với mức phạt như sau:

Đối với ôtô đi không đúng làn đường quy định: phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Đối với xe máy: phạt từ 400.000 – 600.000 VNĐ với hành vi vi phạm.

Đối với xe đạp: phạt từ 80.000 – 100.000 VNĐ với hành vi vi phạm.

Mặc dù đã có quy định mức phạt, nhưng trong một số thời điểm, đặc biệt vào giờ cao điểm tại Hà Nội, làn đường xe buýt nhanh Hà Nội vẫn còn trường hợp có phương tiện giao thông khác đi vào, điều này khiến hiệu quả hoạt động của BRT giảm sút.

Vì vậy, một số các trạm BRT trong những năm gần đây đã được gắn thêm camera, nhằm phát hiện và phạt nguội các xe vi phạm đi vào làn đường này.

Chính vì thế, dù không nhìn thấy người có thẩm quyền xử phạt đứng điều tiết, quản lý giao thông trên tuyến đường, nhưng các phương tiện giao thông vẫn có thể bị phạt nguội nếu cố tình vi phạm hành vi đi vào làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT.

Lượt xem: 12
Nguồn:laodong.vn Sao chép liên kết