Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ năm 1937, dân mạng phát hiện "món đồ tương lai": Thời nay ai cũng có 1 chiếc

Bức tranh có tuổi đời hơn 8 thập kỷ gần đây đã làm dấy lên giả thuyết du hành thời gian nhờ một chi tiết đặc biệt.

Du hành thời gian dù là đề tài vô cùng phổ biến trong các tác phẩm từ phim ảnh, tiểu thuyết đến truyện tranh. Mặc dù việc du hành thời gian vẫn đang nằm ngoài khả năng của con người nhưng có không ít người vẫn tin vào giả thuyết này và luôn cố gắng tìm ra các dấu hiệu trong quá khứ chứng mình rằng con người hoàn toàn có khả năng đi xuyên thời gian.

Mới đây, một bức tranh tường có tuổi đời 86 năm đã tạo nên một cuộc thảo luận sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội. Theo đó, bức tranh này có tên là "Mr Pynchon And The Settling Of Springfield" được vẽ bởi họa sĩ Umberto Romano, một họa sĩ người Mỹ gốc Italy, vào năm 1937. 

photo-1

Bức tranh "Mr Pynchon And The Settling Of Springfield"

Theo đó, bức tranh này đang được đặt tại Tòa nhà Văn phòng Tiểu bang Khối thịnh vượng chung Massachusetts ở Springfield. Nó mô tả khung cảnh một thực dân Anh là William Pynchon đang buôn bán với những người bản địa ở khu vực Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ vào thế kỷ 17. 

Trong tranh, người đàn ông này đứng ở vị trí trung tâm với trang phục màu hồng nổi bật kèm theo nhiều thùng và rương chứa đồ. Xung quang, ông được vây kín bởi những người bản địa tại Springfield, những người được cho là thổ dân ít tiếp xúc với thế giới hiện đại. Những người này đều đang thể hiện sự tò mò của mình với những món đồ mà Pynchon mang đến.

Bức tranh này không có gì trái với lẽ thường cho đến khi nó được phóng to vào từng chi tiết. Qua đó, cư dân mạng cho rằng ở góc dưới bên phải của tác phẩm nghệ thuật, có thể thấy rõ một người đàn ông đang giơ một lên một đồ vật được cho là có hình dáng hình chữ nhật màu đen giống một chiếc điện thoại thông minh.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ năm 1937, dân mạng phát hiện "món đồ tương lai": Thời nay ai cũng có 1 chiếc - Ảnh 2.

Hình ảnh khiến nhiều người liên tưởng đến chiếc điện thoại thông minh của thời hiện đại

Đáng chú ý, ngay cả cách cầm đồ vật này của người đàn ông cũng được chỉ ra là giống hệt với cách người hiện đại cầm điện thoại khi đang lướt mạng với 4 ngón tay ở phía sau "chiếc điện thoại" và ngón cái ở đằng trước màn hình.

Theo VICE, thực chất, họa sĩ người Ý Romano đã qua đời vào năm 1982, rất lâu trước khi có có người biết đến khái niệm iPhone hay điện thoại thông minh. Được biết, lần đầu tiên hình ảnh "người đàn ông cầm chiếc điện thoại thông minh" được cho là do nhà văn và nhà sử học Daniel Crown đưa ra trong một bài tiểu luận về William Pynchon.

Crown nói với VICE rằng, mặc dù trông nó giống một người đang cầm iPhone nhưng rất có thể đây chỉ là một sự hiểu lầm hài hước.  Ông nói: "Với bối cảnh tập trung vào việc thành lập Springfield, Romano có lẽ đang cố gắng đưa tính hiện đại vào một cộng đồng kém hiểu biết về công nghệ. Những người ở Springfield có sự tò mò về những món đồ thuộc về người ở cộng đồng hiện đại hơn, do vậy, họ ngay lập tức bị mê hoặc bởi kho tàng đồ vật sáng bóng của Pynchon." 

Daniel Crown cũng đưa ra dự đoán cho rằng thực chất vật thể này nhiều khả năng là một chiếc gương nhỏ chứ không phải thứ gì đó được những nhà du hành thời gian vô tình để lại như nhiều người suy đoán. Trong khi đó, các chuyên gia khác lại cho rằng đồ vật gây tranh luận thực chất là một lưỡi dao hoặc một con dao được vẽ lại một cách thô sơ.

Nguồn: NY Post

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...