Công dụng chữa bệnh bất ngờ của cây cà gai leo
Theo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trong kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền, cây cà gai leo được sử dụng rất phổ biến trong dân gian và được ghi lại trong các sách y học cổ truyền với nhiều bài thuốc khác nhau.
Các bộ phận của cây cà gai leo dùng làm thuốc gồm rễ và cành lá phơi hay sấy khô và có thể dùng khi còn tươi.
Rễ cây có chứa tinh bột và đặc biệt chứa các hoạt chất chất như ancaloid, glycoancaloid… có tác dụng bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus, ngăn chặn sự phát triển của xơ gan nên dùng điều trị các bệnh lý gan mật.
- Chữa rắn cắn: Để cấp cứu người bị rắn cắn, dân gian thường lấy 30-50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã thật nhỏ rồi hòa vào 200ml nước, chắt nước uống tức thì, uống 2 lần/ngày. Người bị rắn cắn sẽ thấy bớt đau nhức ngay.
Các ngày tiếp theo vẫn uống nước sắc của rễ cà gai leo khô (10-30g rễ khô, sao vàng, nấu với 600ml nước còn khoảng 200ml). Ngày uống 2 lần.
- Chữa ho gà: Lá chanh (30g), rễ cà gai leo (10g). Sắc uống làm 2 lần/ngày. Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
- Chữa vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt: Lấy thân, lá, rễ cà gai leo hãm nước uống hàng ngày. Ngoài ra, cây cà gai leo là loại cây không có tác dụng phụ nên mọi người có thể dùng hàng ngày ngay cả khi không mắc bệnh gì để tăng cường chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan: Toàn bộ thân, rễ, lá cà gai leo 30g, dừa cạn 10g, chó đẻ răng cưa 10g. Tất cả đem sao vàng, sắc uống 1 thang/ngày.
- Dùng giải rượu: Cà gai leo dùng để chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo (toàn cây) khô sắc với 400ml nước còn khoảng 150ml, uống khi còn ấm, dùng trong ngày.
- Hạ men gan, giải độc gan: Dùng 35g cà gai leo (toàn cây) khô, nấu với 1l nước, còn 300ml uống trong ngày thành 3 lần.