Cắn đứt một bộ phận trên thân thể kẻ hiếp dâm rồi nộp cho cảnh sát làm bằng chứng

Một người phụ nữ là nạn nhân của một cuộc tấn công tình dục đã cắn đứt lưỡi của nghi phạm rồi đem nộp cho cảnh sát để làm bằng chứng khởi kiện.

Cắn đứt một bộ phận trên thân thể kẻ hiếp dâm rồi nộp cho cảnh sát làm bằng chứng

Ảnh minh họa.

Một người phụ nữ 57 tuổi khi đang dắt chó đi dạo vào khoảng 4h sáng ngày 19/2 tại Avignon, một thành phố ở vùng Provence, đông nam nước Pháp , thì bị một người đàn ông lạ mặt bắt đầu bám đuôi.

Theo France Bleu, khi đi đến đường Rue Diourbel ở quận Saint-Jean, người đàn ông 30 tuổi bất ngờ tiếp cận người phụ nữ trước khi định ôm và hôn bà.

Khi người đàn ông cố gắng luồn tay xuống quần của nạn nhân, tên này đã bị người phụ nữ cắn đứt đầu lưỡi sau một cuộc vật lộn với hắn ta.

Khi về đến nhà, người phụ nữ ngay lập tức cùng con trai mang chiếc lưỡi đến đồn cảnh sát để trình báo sự việc. Cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm tại hiện trường và xác định được người đàn ông này gốc Tunisia và đang sinh sống bất hợp pháp tại đây.

Tuy nhiên, nghi phạm đã phủ nhận mọi cáo buộc và nói rằng chính người phụ nữ đã nhảy vào anh ta đầu tiên. Người này sẽ phải ra hầu tòa vào ngày ⅓ tới đây và sẽ bị trục xuất khỏi Pháp ngay lập tức.

Cắn đứt lưỡi khi bị tấn công tình dục không phải là chiêu thức hiếm gặp mà các nạn nhân thường sử dụng.

Trước đó, vào năm 2014, một phụ nữ người Anh cũng đã cắn đứt lưỡi kẻ tấn công mình và ngậm nó trong miệng làm bằng chứng DNA trước khi tới đồn cảnh sát.

Đó là câu chuyện của Adele Barber sau khi trở về nhà sau cuộc hẹn với một vị bác sĩ. Tuy nhiên trên đường cô đã bất ngờ va phải một kẻ lạ mặt, tên này sau đó đã xô cô vào tường và bắt đầu tấn công tình dục với Barber.

"Hắn ta cố gắng hôn tôi và đưa lưỡi vào miệng tôi." Barber nói với This Morning vào năm 2015.

Barber cho biết lúc đó cô chỉ nghĩ đến việc làm cho tên biến thái phải bị thương nên cô đã cắn mạnh nhất có thể. Sự phản công phải làm tên tấn công đủ đau đớn và từ bỏ ý định, ngoài ra việc cô ngậm lưỡi của hắn chỉ nhằm mục đích bảo toàn được các bằng chứng DNA lâu nhất có thể, Barber cho hay.

Lượt xem: 19
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...