Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận ưu đãi lớn từ OCB

Từ nay đến hết 31/12/2023, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận hàng loạt ưu đãi lớn từ OCB qua chương trình “Trade Focus”. Bên cạnh các chính sách đang áp dụng như miễn phí giao dịch ngân hàng 24/7, miễn đến 100% phí giao dịch tài khoản, giảm 50% phí chuyển tiền trong nước qua kênh tại quầy, 50% phí dịch vụ nộp ngân sách nhà nước (thuế nội địa, thuế xuất nhập khẩu)…

Theo đó, khách hàng thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ nhận ưu đãi giảm đến 100% phí cho các giao dịch tài trợ thương mại; Ưu đãi lên đến 60 điểm đối với tỷ giá mua bán USD và 120 điểm đối với các ngoại tệ khác so với tỷ giá niêm yết của OCB. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ được miễn phí 3 giao dịch đầu tiên cho dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài và nhờ thu; Giảm 70% phí cho 3 giao dịch phát hành thư tín dụng, phí chấp nhận, phí thanh toán nhập khẩu đầu tiên.

Bên cạnh chính sách ưu đãi phí, OCB đã và đang từng bước cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Đơn cử là gói tín dụng 1000 tỷ đồng, hỗ trợ vay vốn với mức lãi suất giảm đến 2%/năm. Chương trình được áp dụng từ nay đến hết 30/6/2023, cho cả các khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư tài sản cố định.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận ưu đãi lớn từ OCB
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận ưu đãi lớn từ OCB

“Ngoài việc đưa ra các sản phẩm tài chính phù hợp với từng doanh nghiệp, chúng tôi liên tục cải tiến quy trình nhằm tinh giản các điều kiện và thủ tục cho vay để doanh nghiệp SMEs dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với mức lãi suất hợp lý. Trong thời gian tới với điều kiện lãi suất huy động theo chủ trương NHNN sẽ giảm nhanh thì tôi tin rằng mức lãi suất về 8 - 9% là điều hoàn toàn có thể”, đại diện lãnh đạo OCB chia sẻ.

Với hàng loạt gói hỗ trợ, chính sách ưu đãi, đặc biệt là chương trình “Trade Focus” OCB ngày càng thể hiện rõ “sứ mệnh” của mình trong việc hỗ trợ hiện thực hóa ước mơ và tham vọng của người tiêu dùng, doanh nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam, giúp họ đạt được sự tăng trưởng bền vững như kỳ vọng. Bằng chứng là sẽ có rất nhiều những doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu được “hưởng lợi” từ chương trình trên. Đây cũng được kỳ vọng sẽ là động lực để các doanh nghiệp “bứt phá” mạnh mẽ cho một năm 2023 đầy thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội.

Theo số liệu thống kê, trong hai tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam ước đạt 96,06 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 10,4%; nhập khẩu giảm 16%.

Bộ Công thương nhận định, bối cảnh quốc tế đã tác động tiêu cực đến xuất khẩu của một số nhóm hàng chủ lực của nước ta trong 2 tháng đầu năm 2023, Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), xuất khẩu của các ngành hàng thực sự khó khăn do sức mua trên toàn thế giới giảm. Số đơn hàng giảm trên 60%, chỉ bằng 1/3 so với các năm trước. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái chưa có dấu hiệu phục hồi, nhiều thị trường lớn khó khăn, tâm lý người tiêu dùng tập trung vào mua hàng hoá thiết yếu…

Tuy nhiên, nhiều dự báo cho rằng năm 2023 kinh tế thế giới sẽ không rơi vào suy thoái nặng nề. Một số nền kinh tế lớn sẽ hạ cánh mềm. Những tháng cuối năm 2023 kinh tế thế giới sẽ đi vào hồi phục và sẽ đạt mức tăng trưởng khả quan. Khi đó sức mua, thương mại quốc tế sẽ sôi động hơn.

Lượt xem: 22
Tác giả: PV
Nguồn:tuoitrethudo.com.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...