Vẻ đẹp bình yên của ngôi cổ tự hơn 700 năm tuổi ở Hải Phòng

Trải qua hơn 700 năm, chùa Lạng Côn (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) vẫn giữ được vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh, hấp dẫn du khách đến vãn cảnh, dâng hương.

Chùa Lạng Côn thuộc thôn Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Tương truyền, chùa được xây dựng vào thời Lý - Trần. Các dấu tích còn lại cho biết ngôi chùa được 4 lần tu sửa lớn, đó là vào năm 1683; năm 1802 đời vua Gia Long; năm 1925, năm 1997 và gần đây nhất cách đây hơn chục năm.

Chùa Lạng Côn thuộc thôn Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Tương truyền, chùa được xây dựng vào thời Lý - Trần. Các dấu tích còn lại cho thấy ngôi chùa đã trải qua 4 lần tu sửa lớn, đó là vào năm 1683, năm 1802, năm 1925 và gần đây nhất là năm 1997.

Toà Phật điện kiến trúc theo kiểu chữ đinh, quay hướng Tây, gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Phía trước là tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát trong tư thế đứng, cao xấp xỉ 5 m, tay phải cầm cành dương liễu giơ ngang vai, tai trái đặt trước bụng nâng bình nước.

Toà Phật điện kiến trúc theo kiểu chữ đinh, quay hướng Tây, gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Phía trước là tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát trong tư thế đứng, cao xấp xỉ 5 m, tay phải cầm cành dương liễu giơ ngang vai, tay trái đặt trước bụng nâng bình nước.

Hệ thống tượng pháp ở chùa gồm bộ Tam Thế, Di Đà Tam Tôn, tượng Thích Ca niệm hoa, tượng Ca Điếp, A Nam Đà, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Cửu Long và Thích Ca sơ sinh, Hộ Pháp, tượng Tổ...

Hệ thống tượng pháp ở chùa gồm bộ Tam Thế, Di Đà Tam Tôn, tượng Thích Ca niệm hoa, tượng Ca Diếp, A Nam Đà, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Cửu Long và Thích Ca sơ sinh, Hộ Pháp, tượng Tổ...

Cửa gỗ, cột kèo phía ngoài tòa Phật điện được chạm khắc tinh xảo với hình tượng chủ đạo là rồng, phượng.

Cửa gỗ, cột kèo phía ngoài tòa Phật điện được chạm khắc tinh xảo với hình tượng chủ đạo là rồng, phượng.

Chuông chùa Lạng Côn đắp hệ thống chữ nổi, tiếng chuông trong thanh, vang xa trong không gian rộng lớn của ngôi chùa cổ.

Chuông chùa Lạng Côn đắp hệ thống chữ nổi, tiếng chuông trong thanh, vang xa trong không gian rộng lớn của ngôi chùa cổ.

Hiện, chùa còn bảo tồn được 3 tấm bia đá và cây thạch đài trụ dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706). Hai tấm bia đá là Sùng Khánh tự bi ký dựng vào năm Chính Hoà thứ 4 (1683) và tấm bia Hậu Phật bi ký dựng vào năm Gia Long thứ nhất (1802) nói về việc hưng công xây dựng chùa.

Hiện, chùa còn bảo tồn được 3 tấm bia đá và cây thạch đài trụ dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706). Hai tấm bia đá là Sùng Khánh tự bi ký dựng vào năm Chính Hoà thứ 4 (1683) và tấm bia Hậu Phật bi ký dựng vào năm Gia Long thứ nhất (1802) nói về việc hưng công xây dựng chùa.

Hệ thống tượng Phật trong khuôn viên chùa Lạng Côn.

Hệ thống tượng Phật trong khuôn viên chùa Lạng Côn.

Cổng chùa hình nhất môn, có hai tầng tám mái đao cong. Bên cạnh là một hồ nước rộng hàng trăm mét, tạo cảnh quan hài hòa, bình yên cho ngôi chùa cổ.

Cổng chùa hình nhất môn, có hai tầng, tám mái đao cong. Bên cạnh là một hồ nước rộng hàng trăm mét, tạo cảnh quan hài hòa, bình yên cho ngôi chùa cổ.

Năm 1993, chùa được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia ngày 18.1.1993. Theo Ni sư Thích Đàm Chi - trụ trì chùa Lạng Côn, hàng năm, chùa đón hàng nghìn lượt nhân dân, du khách đến vãn cảnh, dâng hương.

Ngày 18.1.1993, chùa được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Theo Ni sư Thích Đàm Chi - trụ trì chùa Lạng Côn, hàng năm, chùa đón hàng nghìn lượt nhân dân, du khách đến vãn cảnh, dâng hương.

Lượt xem: 4
Nguồn:laodong.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...