Một nơi của Việt Nam khiến Vũ Cát Tường sau khi đặt chân đến đã đòi “bỏ cuộc”, không làm MV nữa

Có lẽ trên hành trình chinh phục một trong “tứ đại hùng sơn”, giọng ca “Yêu xa” đã ngẫm ra nhiều điều.

“Tường muốn thông báo với mọi người rằng: Tường sẽ không làm MV nữa mọi người ạ”, dòng chia sẻ được cắt ra trong đoạn clip mới đây của Vũ Cát Tường không khỏi khiến nhiều người đặt câu hỏi. Liệu nơi nào mà lại có sức ảnh hưởng, khiến cho ca sĩ họ Vũ đưa ra quyết định quan trọng trong sự nghiệp đến như thế? 

Ngọn núi với cái tên mỹ miều thuộc "tứ đại hùng sơn" Việt Nam 

Sau khi khung cảnh ngôi nhà nằm giữa vách núi hiện ra, nhiều người đã nhanh chóng gọi tên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử. Nhưng thực chất, địa danh này có tên chính thức là Kỳ Quan San. 

Một nơi của Việt Nam khiến Vũ Cát Tường sau khi đặt chân đến đã đòi “bỏ cuộc”, không làm MV nữa - Ảnh 1.

Ảnh: Vũ Cát Tường

Kỳ Quan San nằm ở độ cao 3046m, là một trong 4 ngọn núi cao nhất Việt Nam, chỉ sau Fansipan, Pu Ta Leng và Pu Si Lung. Đây cũng là ranh giới tự nhiên giữa Sín Thầu, Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và Sàng Ma Sáo, Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 

Kể từ khi Fanxipan được đưa vào khai thác du lịch thì nơi đây lại càng được dân tình trân quý hơn, không ít người đã đặt mục tiêu phải sớm đặt chân lên tới cột mốc, trước khi có cáp treo. 

Một nơi của Việt Nam khiến Vũ Cát Tường sau khi đặt chân đến đã đòi “bỏ cuộc”, không làm MV nữa - Ảnh 1.

Núi Muối - một đỉnh ở trên độ cao 2800m của dãy Kỳ Quan San. Khung cảnh mây ôm núi ở nơi đây được ví như “Vịnh Hạ Long trên không”. Ảnh: Nguyễn Ngân

Nơi hội tụ cả độ khó lẫn cảnh quan

Để lên tới đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, không còn cách nào khác ngoài phải đi đường rừng dài chừng 30km. 

Ngay từ những km đầu tiên, dãy núi mang vẻ đẹp kiêu kỳ, gai góc đã thử thách người leo với những con dốc ngược hay còn được gọi là “dốc tức”. Hành trình “ngược núi” chỉ tạm dừng chân khi lên đến độ cao 1100m. 

Những chặng đường hiểm trợ, để đề phòng an toàn, tránh lạc đường, cần đi theo đoàn và có người dẫn đường. Ảnh: @vibinunderthelightnin, Vũ Cát Tường.

Ở mỗi độ cao, địa hình và thế giới cỏ cây lại thay đổi đột ngột mà người leo khó có thể lường trước được. Khi thì là đồi trọc, rừng tre nứa, thảo nguyên xanh, rừng gỗ lớn đến rừng trúc lùn cổ kính, từ bùn đất sình lầy đến những vách đá cheo leo, phủ đầy rêu. Nếu đến đúng mùa đẹp nhất, bạn còn có cơ hội đi giữa những rặng đỗ quyên đại thụ.

Hồ núi Muối ở những thời điểm khác nhau trong ngày, kỳ vĩ chẳng kém gì khung cảnh ở Thụy Sĩ. Ảnh: Nguyễn Ngân, Vũ Cát Tường.

Một nơi của Việt Nam khiến Vũ Cát Tường sau khi đặt chân đến đã đòi “bỏ cuộc”, không làm MV nữa - Ảnh 3.

Một khung cảnh đi vào “huyền thoại” của Bạch Mộc Lương Tử là chiếc xích đu giữa “biển mây” mà người ta thường gọi là “vọng cảnh đài” - nơi đón bình minh lãng mạn bậc nhất Việt Nam. Ảnh: @nghq.28

Để chinh phục Kỳ Quan San, sẽ có 2 cung đường cho bạn lựa chọn:  

Một là xuất phát từ điểm leo ở bản Dền Sung, Sín Suối Hồ, Phong Thổ, Lai Châu. Từ Hà Nội. Cung này tốn khoảng 4 ngày 3 đêm. 

Hai là đi từ bản Kỳ Quan San, Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai. Cung này sẽ tốn 3 ngày 2 đêm để lên tới đỉnh. 

Lượt xem: 14
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...