Chất lượng không khí tại Hà Nội đang rất không tốt cho sức khỏe

Sáng 2-1, không khí Hà Nội đang rất ô nhiễm, trời mù, tầm nhìn giảm mạnh, nồng độ PM2.5 (chất dạng hạt có đường kính

Trong hôm nay, chất lượng không khí ở Hà Nội tiếp tục được dự báo ở ngưỡng rất xấu (ngưỡng tím) với chỉ số dao động trên 200. Từ sau 20 giờ, chỉ số ô nhiễm không khí ở Thủ đô dự báo được cải thiện nhưng vẫn ở ngưỡng không lành mạnh.

Theo dữ liệu cập nhật trên PAM Air lúc 8 giờ ngày 2-1, chỉ số ô nhiễm không khí tại nhiều khu vực ở Hà Nội còn lên ngưỡng nâu (ngưỡng nguy hiểm nhất). Tại khu vực Đội Cấn (quận Ba Đình) chỉ số AQI là 371, chùa Láng (quận Đống Đa) là 307.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 4 đợt ô nhiễm không khí nặng, trong đó 3 đợt vào tháng 1, tháng 4 và một đợt vào đầu tháng 10. Gần đây nhất, khu vực Bắc Từ Liêm ghi nhận chỉ số AQI lên tới 380, mức tệ nhất trong thang đo chất lượng không khí. 

Không khí tại TP Hà Nội đang ở mức ô nhiễm cao. 

Theo Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người được đánh giá bằng chỉ số chất lượng không khí.

Chỉ số AQI được tính theo thang điểm (6 khoảng giá trị AQI) tương ứng với biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Trong đó, AQI từ 201-300 (màu tím), chất lượng không khí rất xấu, mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn. 

Chỉ số ô nhiễm không khí ở ngưỡng này, người dân cần tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà, tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.

Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn (là bụi có đường kính khí động học ≤ 2,5 μm). Nếu phải tham gia giao thông, mọi người nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Người dân hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Tin, ảnh: NGỌC ANH

 

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...