Người lao động được lợi ra sao khi tăng hệ số trượt giá BHXH?

Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định rõ mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2022. Với việc tăng hệ số trượt giá BHXH, người lao động sẽ người trực tiếp được hưởng lợi.

Hệ số trượt giá BHXH năm 2022 tăng bao nhiêu?

Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH còn được biết đến với tên gọi khác là hệ số trượt giá BHXH, giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước. Cuối mỗi năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ công bố một hệ số mới áp dụng cho năm sau.

Bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2022 được thực hiện theo Thông tư 36/2021 như sau:

- Trường hợp tham gia BHXH bắt buộc:

Người lao động được lợi ra sao khi tăng hệ số trượt giá BHXH? - Ảnh 1.

- Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện:

Người lao động được lợi ra sao khi tăng hệ số trượt giá BHXH? - Ảnh 2.

So với bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2021, hệ số trượt giá năm 2022 có sự tăng nhẹ. Cụ thể:

Giai đoạn đóng BHXH trước năm 1995: Tăng 0,09.

Giai đoạn đóng BHXH năm 1995: Tăng 0,08.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 1996 - 1999: Tăng 0,07.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2000 - 2003: Tăng 0,06.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2004 - 2007: Tăng 0,05.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2008 - 2009: Tăng 0,04.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2010 - 2013: Tăng 0,03.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 - 2020: Tăng 0,02.

Hệ số trượt giá năm 2022 tăng ảnh hưởng ra sao đến người lao động?

Căn cứ Điều 2 và Điều 3 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, hệ số trượt giá được sử dụng để tính tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm theo công thức sau:

Tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sau điều chỉnh = Tổng tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Hệ số trượt giá BHXH của năm tương ứng

Tiền lương tháng/thu nhập đóng BHXH sau điều chỉnh sẽ được dùng để tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập đóng BHXH (Mbqtl) của người lao động:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh/ Tổng số tháng đóng BHXH

Như vậy, nếu hệ số trượt giá BHXH năm 2022 tăng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động cũng sẽ tăng.

Nhờ đó, các khoản tiền được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động cũng tăng theo. Cụ thể gồm:

(1) - Tăng tiền BHXH 1 lần .

(2) - Tăng mức hưởng lương hưu hằng tháng .

(3) - Tăng mức trợ cấp 1 lần khi về hưu nếu có số đóng BHXH vượt quá số năm đóng BXHH được tính hưởng tỷ lệ 75%.

(4) - Tăng trợ cấp tuất 1 lần dành cho thân nhân khi người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng mà chết.

Ví dụ: Bà X và bà Y cùng có 3 năm 4 tháng đóng BHXH với mức tiền lương đóng BHXH như sau:

Từ T1/2015 - T4/2016: 4,5 triệu đồng.

Từ T5/2016 - T12/2016: 4,8 triệu đồng.

Từ T1/2017 - T4/2018: 5 triệu đồng.

Nếu làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần, số tiền mà bà X cùng bà Y được hưởng sẽ áp dụng theo công thức sau:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

- Bà X làm thủ tục hưởng trong năm 2021:

Mbqtl và tiền BHXH 1 lần của bà X được tính như sau:

Mbqtl năm 2021 = Tổng tiền đóng BHXH sau điều chỉnh : Tổng số tháng đóng BHXH = (4.500.000 x 1,17 x 12 + 4.500.000 x 1,14 x 4 + 4.800.000 x 1,14 x 8 + 5.000.000 x 1,1 x 12 + 5.000.000 x 1,06 x 4) : 3 năm 4 tháng = 5.366.900 đồng/tháng.

=> Mức hưởng BHXH 1 lần năm 2021 = 5.366.900 x 3,5 năm x 2 = 37.568.300 đồng.

- Bà Y làm thủ tục hưởng trong năm 2022:

Mbqtl và tiền BHXH 1 lần của bà Y được tính như sau:

Mbqtl năm 2021 = Tổng tiền đóng BHXH sau điều chỉnh : Tổng số tháng đóng BHXH = (4.500.000 x 1,19 x 12 + 4.500.000 x 1,16 x 4 + 4.800.000 x 1,16 x 8 + 5.000.000 x 1,12 x 12 + 5.000.000 x 1,08 x 4) : 03 năm 4 tháng = 5.462.100 đồng/tháng.

=> Mức hưởng BHXH 1 lần năm 2021 = 5.462.100 x 3,5 năm x 2 = 38.235.000 đồng.

Như vậy, cùng thời gian đóng BHXH nhưng bà Y rút BHXH 1 lần vào năm 2022 sẽ được nhận số tiền nhiều hơn bà X.

Lượt xem: 193
Tác giả: Theo Anh Vũ
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...