Gỡ điểm nghẽn cơ sở dữ liệu cùng chương trình “Dòng chảy số”

Dữ liệu đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá, là yếu tố quan trọng tạo ra giá trị kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy thời gian qua, chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã triển khai chuyển đổi số quyết liệt, mạnh mẽ để khai thác hiệu quả giá trị của dữ liệu. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính một cách toàn diện.

Nội dung về gỡ điểm nghẽn cơ sở dữ liệu được là chủ đề số phát sóng thứ 9 của chương trình “Dòng chảy số” phát sóng lúc 17h30 thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư hàng tuần trên kênh VTV2. Chương trình có sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Chỉ đạo của chính phủ đã được các bộ, ngành và địa phương thực hiện đồng bộ, sâu sát được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, cả nước đã đơn giản hóa 763/1.084 thủ tục hành chính. Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 4.510 dịch vụ công trực tuyến, chiếm 71,7% tổng số thủ tục hành chính. Tỉ lệ hồ sơ trực tuyến ở địa phương đạt 47,8%, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023, ở Bộ, Ngành đạt 49,4%, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Tỉ lệ tra cứu, xác thực, khai thác thông tin dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính ngày càng tăng song việc liên thông dữ liệu vẫn còn thiếu và yếu.

Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ “điểm nghẽn”Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế

Ngày 10/6/2024, trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc Sơ kết một năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ các điểm nghẽn Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 Đề án 06 và Đẩy mạnh kế nối chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử.

Đối với ngành hải quan, việc chuyển đổi số cũng tạo ra những bước ngoặt trong việc xử lý thông quan hàng hóa, đóng góp lớn vào kết quả cải cách hành chính trong nhóm thủ tục này. Từ đó góp phần thúc đẩy việc tạo thuận lợi thương mại.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế VCCI chia sẻ trong chương trình

Nghiên cứu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, thời gian thông quan hàng hóa thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại nằm ở các Bộ, Ngành.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30/10/2023 phê duyệt đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia. Ngày 2/2/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 142/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030. Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 là 100% các Trung tâm dữ liệu quốc gia, Trung tâm dữ liệu vùng, khu vực, Trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao trên cả nước.

Lượt xem: 1
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...