An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra

Trong khuôn khổ Diễn đàn "Hợp tác Quản trị an ninh phi truyền thống khu vực ASEAN", sáng 18/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra".

Các vị khách mời tham dự Tọa đàm (từ trái sang): Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó TGĐ VNPT Vinaphone; PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trung tướng, GS.TS .Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại tá GS.TS Bùi Minh Thanh, nguyên Trưởng phòng, Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các vị khách mời tham dự Tọa đàm (từ trái sang): Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng giám đốc VNPT Vinaphone; PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trung tướng, GS.TS .Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại tá GS.TS Bùi Minh Thanh, nguyên Trưởng phòng, Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự Tọa đàm có các vị khách mời: Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS. Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone; Đại tá, GS.TS. Bùi Minh Thanh, nguyên Trưởng phòng, Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an.

Thách thức đặt ra đối với toàn thế giới

An ninh phi truyền thống (ANPTT) đang là thách thức đặt ra đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa ANPTT hiện hữu ngày càng rõ nét hơn và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến quốc phòng, an ninh. Một biểu hiện rõ ràng nhất của ANPTT trong thời gian vừa qua là những hậu quả của "Đại dịch COVID-19".

Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó với mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, “đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh và có hiệu quả” là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.

GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm (giữa): Cần đưa chương trình tập huấn về quản trị an ninh phi truyền thống thành chương trình bắt buộc trong giáo dục quốc phòng an ninh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm (giữa): Cần đưa chương trình tập huấn về quản trị an ninh phi truyền thống thành chương trình bắt buộc trong giáo dục quốc phòng an ninh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dẫn chứng vụ việc Formosa năm 2014 tại các tỉnh miền Trung hay các vụ biểu tình gây rối năm 2018 ở nhiều tỉnh, thành phố với lý do "phản đối Luật Đặc khu"…, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn cho rằng những vấn đề ANPTT nếu như không được ngăn chặn, xử lý, giải quyết kịp thời và đúng đắn thì sẽ tích tụ và đến lúc bùng phát mạnh, dẫn đến hậu quả rất lớn về trật tự xã hội, an ninh, đến sự phát triển của quốc gia.

“Nếu chúng ta chủ quan, không quan tâm đến vấn đề ANPTT, những thách thức của ANPTT thì tất yếu chúng chuyển hóa dần từng bước, đến lúc nào đó trở thành thách thức trực tiếp đến vấn đề quốc phòng, an ninh, sức mạnh của quốc gia. Đấy là điều mà chúng ta phải quan tâm”, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn bày tỏ quan điểm.

Nêu vấn đề an ninh mạng, Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone Nguyễn Trọng Nghĩa cho hay, môi trường mạng đi nhanh hơn môi trường thực. Trong môi trường thực, nếu chúng ta bước nhầm thì có thể bước vào vũng nước, nhưng trong môi trường mạng nếu lướt nhầm ngón tay, chúng ta đã có rủi ro lớn.

Đã có nhiều báo cáo đánh giá năng lực mạng lưới, năng lực hạ tầng thông tin của Việt Nam sẽ sánh ngang với các nước phát triển nhưng ở phạm trù về an ninh an toàn mạng thì chúng ta cần đánh giá cặn kẽ hơn.

Hiện nay, với ứng dụng xác thực định danh điện tử, người dân giao tiếp trực tiếp với các cấp chính quyền thông qua môi trường mạng, do đó, từng người chính là những nhân tố, thành tố tham gia vào quá trình bảo đảm an ninh, an toàn cho các giao dịch của Chính phủ, các giao dịch của chính mình, và cả hệ thống quốc gia.

Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone Nguyễn Trọng Nghĩa (trái): Trong môi trường mạng nếu lướt nhầm ngón tay, chúng ta đã có rủi ro lớn rồi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone Nguyễn Trọng Nghĩa (trái): Trong môi trường mạng nếu lướt nhầm ngón tay, chúng ta đã có rủi ro lớn rồi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bài học “4 tại chỗ” và tầm quan trọng của đào tạo, nâng cao nhận thức

Tại Tọa đàm, các khách mời đã phân tích về một trong những bài học thành công trong Quản trị ANPTT ở Việt Nam, đó là Việt Nam đã thực hiện rất tốt phương châm quản trị "4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ”.

Theo đánh giá của PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn, trên thực tế, phương châm “4 tại chỗ” đã phát huy hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19 cũng như ứng phó một số thiên tai, hoạn nạn, hỏa hoạn… Từ nền tảng 4 tại chỗ, thời gian qua, nhiều địa phương cũng có thêm các sáng kiến khác có thể giải quyết, ứng phó với thách thức ANPTT rất hiệu quả. Do đó, phương châm này cần tiếp tục tăng cường, sáng tạo hơn nữa bởi nó đem lại hiệu quả cao nhất là chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề, mọi thứ ngay ở cơ sở.

“Khi vấn đề đã giải quyết được ở cơ sở thì nó không lan tỏa, không bùng phát, không ảnh hưởng diện rộng. Như vậy chúng ta sẽ đảm bảo được an ninh trật tự”, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn phân tích.

Đồng quan điểm rằng “4 tại chỗ rất quan trọng và hiệu quả trong giải quyết từng nhiệm vụ”, Đại tá, GS.TS. Bùi Minh Thanh khuyến nghị cần nâng cao nhận thức của cán bộ chủ chốt ở địa phương thông qua việc tăng cường đào tạo, đặc biệt là môn quản trị an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống.

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn (trái) và Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm tại buổi Tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn (trái) và Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm tại buổi Tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhấn mạnh vai trò của giáo dục đào tạo là vô cùng quan trọng, PGS.TS. Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng, cần giáo dục từ bé đến lớn, lồng ghép nội dung rất đơn giản về an toàn, ổn định cho trẻ em. Ở các bậc cao hơn, cần tăng cường các nghiên cứu sâu mang tính đánh giá và dự báo, đồng thời phải đơn giản hóa các kết quả nghiên cứu thành những phương trình cụ thể, lý thuyết ngắn gọn, những phương trình dễ hiểu, dễ nhớ, dễ triển khai. Quá trình này cần có ý kiến của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự ủng hộ đồng lòng của các cấp chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo.

Theo PGS.TS. Hoàng Đình Phi, phải đào tạo được những con người đi trước, tiên phong đủ kiến thức, công cụ quản trị, đủ tầm nhìn chiến lược, đủ tư duy chiến lược và đủ khát vọng đam mê cống hiến cho Tổ quốc, sẵn sàng phấn đấu, cống hiến thời gian, tâm sức, trí tuệ của mình để đảm bảo an toàn cho từng đứa trẻ, từng người phụ nữ, từng người già và từng người công nhân, bảo đảm an toàn cho từng nhà máy, xí nghiệp phát triển bền vững, tức là an ninh cho từng doanh nghiệp, địa phương thì quốc gia chắc chắn sẽ phát triển bền vững.

Theo Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, để phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thì đầu tiên là phải có hệ thống chính sách pháp luật tương đối tốt, hoàn chỉnh, giúp cho các cơ quan chức năng của Nhà nước có thể kiểm soát được cácmối đe dọa này.

Thứ hai, tăng cường nâng cao năng lực về quản trị quốc gia, kiểm soát tốt được mối đe dọa nhỏ ban đầu để không phát triển thành khủng hoảng, thảm họa.

“Biện pháp rất quan trọng là chúng ta phải ngăn ngừa ngay từ đầu, ngay từ nhỏ để không phát triển thành vấn đề lớn”, Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm nhấn mạnh.

Vấn đề thứ ba là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm đề xuất đưa chương trình tập huấn về quản trị an ninh phi truyền thống thành chương trình bắt buộc trong giáo dục quốc phòng an ninh cho các cơ quan Đảng, chính quyền, địa phương.

Thứ tư, phải đầu tư nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này. Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam mới chỉ có 3 đề tài khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu vấn đề mang tính quan điểm chung về an ninh phi truyền thống. Trong khi đó, có khoảng 20 vấn đề an ninh phi truyền thống rất cần nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam như an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh môi trường…

Các vị khách mời trao đổi tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các vị khách mời trao đổi tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cũng theo các vị khách mời, bên cạnh hiểu rõ hơn về ANPTT và xác định rõ các mối đe dọa ANPTT để có cách ứng xử kịp thời, phù hợp với nguồn lực và đặc thù sẵn có, cần tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả phát hiện, nhận diện các thách thức ANPTT, các yếu tố tác động từ sớm, từ xa để phối hợp, khắc phục, giải quyết triệt để từ gốc các vấn đề phát sinh, góp phần hiệu quả vào công cuộc bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Lượt xem: 70
Tác giả: Quốc Tấn
Nguồn:tuoitrethudo.com.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...