Quốc gia cạnh Việt Nam sở hữu nguồn thuỷ điện lớn nhất thế giới chưa được khai thác: Đủ nguồn cung cho hơn 400.000 hộ, chuẩn bị xây con đập lớn nhất thế giới

Theo các nhà nghiên cứu, quốc gia này đang sở hữu tiềm năng thuỷ điện khổng lồ nhưng chưa được khai thác.

Quốc gia cạnh Việt Nam sở hữu nguồn thuỷ điện lớn nhất thế giới chưa được khai thác: Đủ nguồn cung cho hơn 400.000 hộ, chuẩn bị xây con đập lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Đập thuỷ điện Bạch Hạc Than.

Trung Quốc sở hữu tiềm năng thuỷ điện có khả năng sinh lời chưa được sử dụng lớn nhất thế giới. Nếu được phát triển, nguồn năng lượng thuỷ điện này có thể đáp ứng tới 30% nhu cầu của người dân nước này.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Anh, Trung Quốc, Singapore, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thái Lan và Mỹ đã nghiên cứu dữ liệu từ gần 3 triệu con sông trên khắp thế giới. Nhóm đã xác định tổng nguồn năng lượng thuỷ điện tiềm năng chưa được sử dụng.

Theo đó, nghiên cứu cho thấy, các địa điểm có thể phát triển thuỷ điện của Trung Quốc chủ yếu nằm ở các khu vực miền núi phía nam là Tây Tạng, Tứ Xuyên, Vân Nam và Quý Châu.

Thuỷ điện là nguồn năng lượng tái tạo, giúp tiết kiệm chi phí ở mức tương đối. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết thuỷ điện "về cơ bản làm thay đổi lưu lượng tự nhiên của các con sông, làm xáo trộn hệ sinh thái nước ngọt và có thể khiến một số giống loài tuyệt chủng."

Quốc gia cạnh Việt Nam sở hữu nguồn thuỷ điện lớn nhất thế giới chưa được khai thác: Đủ nguồn cung cho hơn 400.000 hộ, chuẩn bị xây con đập lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Đập Tam Hiệp.

Để hạn chế tác động tiềm ẩn với môi trường và xã hội, nhóm nghiên cứu đã loại trừ các khu vực được coi là di sản, điểm nóng đa dạng sinh học, khu định cư của hơn 50.000 người và các khu vực dễ bị động đất.

Họ phát hiện ra rằng, châu Á và châu Phi chiếm tổng cộng 85% lượng thuỷ điện có khả năng sinh lời chưa được sử dụng của toàn thế giới, tương đương với 5,27 nghìn tỷ kWh/năm.

Hầu hết các địa điểm châu Á là ở Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ, Pakistan và Nepal. Trong khi đó, các địa điểm châu Phi bao gồm CH Congo, Ehiopia và Zambia, nơi hoạt động phát triển thuỷ điện vẫn chỉ ở giai đoạn đầu.

Nhóm nghiên cứu cho hay: "Nhiều quốc gia châu Á và châu Phi vẫn chưa tối đa hoá tiềm năng thuỷ điện của họ. Dãy Himalaya có tiềm năng lớn nhất để mở rộng hoạt động thuỷ điện và hồ chứa. Hiện tại, một số dự án xây dựng cũng đã được lên kế hoạch ở khu vực này."

Trung Quốc, quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng thuỷ điện, là nơi có một số đập thuỷ điện lớn nhất thế giới, bao gồm đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, các đập Bạch Hạc Than và Khê Lạc Độ trên sông Kim Sa. Bắc Kinh đang có kế hoạch xây dựng một siêu đập ở huyện Mặc Thoát của Tây Tạng, phía thượng nguồn từ Ấn Độ, dự kiến sẽ tạo ra lượng điện năng gấp 3 lần so với đập Tam Hiệp.

Quốc gia cạnh Việt Nam sở hữu nguồn thuỷ điện lớn nhất thế giới chưa được khai thác: Đủ nguồn cung cho hơn 400.000 hộ, chuẩn bị xây con đập lớn nhất thế giới - Ảnh 3.

Sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng, nơi Trung Quốc dự định xây dựng đập lớn hơn đập Tam Hiệp.

Khu vực này cũng là "quê hương" của một trong những con sông lớn nhất thế giới, là Yarlung Tsangpo, chảy qua Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan và Bangladesh. Các nhà khoa học cho biết, các quốc gia cần cải thiện mối quan hệ hợp tác để quản lý hiệu quả hơn dòng chảy của sông và tránh xung đột.

Theo kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2021-2025) của Trung Quốc, nước này dự kiến xây dựng một con đập trên sông Yarlung Tsangpo. Dù chưa được công bố chi tiết, nhưng giới truyền thông nước này dự đoán con đập thuỷ điện này sẽ lớn hơn cả Đập Tam Hiệp, với công suất 22,5 GW.

Tại châu Âu, các nhà nghiên cứu nhận thấy tiềm năng thuỷ điện đã được "khai thác cực kỳ triệt để", khi việc phát triển thuỷ điện đã vượt qua tiềm năng sinh lợi tối đa.

Theo IEA, năng lượng thuỷ điện cung cấp 1/6 tổng lượng điện trên toàn cầu được tạo ra vào năm 2020 và là nguồn năng lượng thải ít carbon lớn nhất. Công suất thuỷ điện trên toàn cầu sẽ cần tăng gấp đôi vào năm 2050 để thế giới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm đó.

Theo Zeng Zhenzhong, thành viên nhóm nghiên cứu và phó giáo sư tại Trường Khoa học và Kỹ thuật Môi trường thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam (SUSTech), mục tiêu mà IEA đề ra là có thể đạt được. Ông cho biết, các con đập còn có vai trò trong việc giảm thiểu tình trạng hạn hán.

David Dudgeon, giáo sư danh dự ngành sinh thái và đa dạng sinh học tại Đại học Hong Kong, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết "dòng chảy môi trường" - tức là dòng nước ngọt hàng năm chảy xuống hạ lưu từ các con đập mà động vật cần, là chìa khoá cho sự sống của hệ sinh thái đó - vốn phụ thuộc vào dòng nước từ thượng nguồn.

Tuy nhiên, ông cho hay, việc xác định nhu cầu về lượng nước cần được "xả" là quá trình phực tạp. Ngoài ra, việc phân bổ cố định có thể không đạt hiệu quả cao do khí hậu mỗi vùng khác nhau và sự đa dạng của các sinh vật ở các con sông trên thế giới.

Tham khảo SCMP

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...