Dưa chuột cực tốt nhưng 4 người này không nên ăn
Dưa chuột là loại rau quả vô cùng quen thuộc và được nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, vậy ai không nên ăn dưa chuột?
Dưa chuột (dưa leo) có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp. Trong dưa chuột chiếm đến 90% là nước, đồng thời dưa chuột chứa hầu hết các vitamin, khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể.
Có thể điểm qua một số dưỡng chất trong dưa chuột như: vitamin C, chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, folic acid, vitamin C, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm,… mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được.
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất đó, dưa chuột sẽ cực kỳ tốt để giảm cân, giải độc, ổn định huyết áp, giúp tiêu hóa tốt và đặc biệt tốt khi sử dụng làm đẹp da. Vì vậy ăn dưa chuột mỗi ngày sẽ là phương pháp tốt, hiệu quả và đơn giản để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Tác dụng của dưa chuột
Theo bài viết tư vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, dưa chuột có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như sau:
Bổ sung nước cho cơ thể
Dưa chuột có chứa thành phần nước lên 95% - 97% kết hợp với các loại khoáng chất giúp bổ sung và giữ nước cho cơ thể trong sinh hoạt hàng ngày hoặc khi tập luyện. Nước ép dưa chuột hoặc các món canh dưa leo giúp giải khát, hạ nhiệt trong những ngày nắng nóng dễ khiến cơ thể bị mất nước.
Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
Dưa chuột là loại thực phẩm không chỉ chứa nhiều nước mà dồi dào các loại chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Tác dụng của dưa chuột giúp giảm các triệu chứng ợ chua, đầy hơi và đau dạ dày nhờ các hoạt chất giúp trung hòa axit.
Bên cạnh đó, trong dưa chuột chứa lượng chất xơ dạng hòa tan pectin có khả năng làm tăng nhu động của đại tràng. Từ đó giúp cơ thể hạn chế tình trạng táo bón và tập luyện thói quen đi ngoài mỗi ngày dễ dàng hơn. Khi sử dụng 2 - 3 quả dưa chuột mỗi tuần còn giúp phát triển nhóm vi khuẩn có lợi cho đường ruột để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.
Dưa chuột ngăn ngừa ung thư
Các bác sĩ khuyến nghị, dưa chuột cũng là một biện pháp ngăn ngừa ung thư đơn giản, rẻ tiền nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ.
Các thành phần beta carotene, mangan, molypden và flavonoid với khả năng ngăn ngừa quá trình tổn thương tế bào do các nhóm tế bào gốc gây ra. Ngoài ra, khi ăn dưa chuột chúng ta thường thấy có vị đắng do chứa cucurbitacin, đây cũng là hoạt chất giúp làm chậm quá trình phát triển tế bào ung thư. Nhờ đó, một số nghiên cứu cho thấy tác dụng của dưa chuột trong việc hỗ trợ phòng ngừa sớm các bệnh ung thư.
Cải thiện sức khỏe tinh thần
Nếu là một người thường xuyên phải sống và làm việc trong môi trường căng thẳng, sức khỏe tinh thần của bạn sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng. Thực tế, rất nhiều người trong thời gian gần đây đã gặp phải các chứng bệnh tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm.
Dưa chuột là một loại thực phẩm có tác dụng tích cực với tinh thần của bạn. Bên trong dưa chuột chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B phức hợp bao gồm vitamin B1, B5 và B7 - các chất có tác dụng tích cực đối với hệ thần kinh, giúp thư giãn tinh thần, giảm bớt các tác động từ căng thẳng, mệt mỏi và lo âu trong đời sống hàng ngày.
Thưởng thức một ly nước ép dưa chuột sau những giờ làm việc căng thẳng là cách đơn giản giúp bạn lấy lại năng lượng nhanh chóng.
Dưa chuột kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón
Dưa chuột với nguồn nước và chất xơ dồi dào, cùng với đó là tính mát, vị ngọt, trở thành món ăn lý tưởng giúp cải thiện hàng loạt các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như ợ chua - ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu... và đặc biệt là bệnh đau dạ dày. Đặc biệt, pectin trong dưa chuột là loại chất xơ hòa tan giúp tăng tần số chuyển động của đại tràng, nhờ đó kích thích đi ngoài, hạn chế tình trạng táo bón. Ăn dưa chuột còn có thể tăng cường số lượng lợi khuẩn đường ruột, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa.
Tác dụng này của dưa chuột có thể phát huy rất nhanh sau 2 - 3 ngày ăn đều đặn.
4 người không nên ăn dưa chuột
Mặc dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên cũng giống như những thực phẩm khác, nếu không biết cách sử dụng và ăn không đúng cách sẽ gây ngộ độc và nguy hiểm cho sức khỏe.
Người bị tiêu chảy lâu ngày, tỳ vị lạnh
Với những bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa, lạnh bụng, việc ăn những thực phẩm như dưa chuột sẽ làm tích tụ khí lạnh trong cơ thể, không có lợi cho lá lách và dạ dày.
Mặt khác, chất xơ trong dưa chuột có tác dụng làm trơn tru đường ruột. Tuy nhiên, với những người bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân, ăn dưa chuột sẽ khiến triệu chứng nặng thêm. Vì vậy, những người bị bệnh tỳ vị, tiêu chảy kéo dài nên thận trọng khi ăn dưa chuột hoặc tốt nhất nên tránh.
Bệnh nhân có thể chất dễ nhiễm lạnh
Những người này không thích hợp ăn dưa chuột bởi thực phẩm này có tính mát. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, nguyên nhân dễ nhiễm lạnh thường là do năng lượng dương trong cơ thể không đủ, khiến nhiệt độ các bộ phận trong cơ thể giảm xuống, từ đó cơ thể thường cảm thấy yếu ớt, tay chân dễ lạnh.
Bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính
Điều này là do dưa chuột có chứa axit propanoic, có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa đường thành chất béo trong cơ thể con người, từ đó gián tiếp ức chế sự tiết axit dạ dày.
Axit dạ dày là một yếu tố quan trọng trong quá trình tiêu hóa của con người. Nếu axit dạ dày tiết ra không đủ, nó sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, chán ăn, chướng bụng và các vấn đề khác.
Bệnh nhân tăng huyết áp nên hạn chế ăn dưa chuột muối
Dưa chuột muối được ngâm với lượng lớn muối ăn, do đó có thể làm tăng huyết áp. Trường hợp nặng sẽ khiến người có tiền sử tăng huyết áp mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não.
Lưu ý khi ăn dưa chuột
- Không ăn dưa chuột với số lượng lớn, bởi nó có chứa enzyme phân hủy vitamin C. Ăn nhiều có thể gây ra hiện tượng cơ thể thiếu vitamin C. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng trong dưa chuột tương đối đơn giản, nếu chỉ ăn trong thời gian dài có thể dẫn đến cơ thể thiếu một phần chất dinh dưỡng ăn vào, dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Không ăn dưa chuột khi bụng đói vì gây kích thích đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sự khác biệt giữa dưa chuột ăn sống và chín
Nếu chọn ăn dưa chuột sống, bạn có thể giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng như vitamin C, chất xơ, đồng thời có thể thanh nhiệt, giải nhiệt, lợi tiểu và giảm sưng tấy. Tuy nhiên, nếu chức năng đường tiêu hóa không tốt, ăn dưa chuột sống có thể gây kích ứng và tạo ra các triệu chứng khó chịu như chướng, đau bụng.
Nếu ăn dưa chuột nấu chín, bạn có thể phá hủy một số chất xơ trong dưa chuột vì đun nóng nhưng lại làm dưa chuột mềm và dẻo hơn, đồng thời làm tăng mùi vị và hương vị. Ăn dưa chuột nấu chín cũng có thể giúp carotene trong nó được hấp thụ đầy đủ, có lợi cho sức khỏe hơn.
- Kem: Dưa chuột và kem đều là những thực phẩm có tính lạnh, nếu ăn với lượng lớn cùng lúc có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy.
- Cà chua: Cà chua rất giàu vitamin C nhưng dưa chuột lại chứa nhiều enzym có thể phá vỡ vitamin C và dẫn đến mất chất dinh dưỡng trong cà chua.
- Rau cần tây: Dưa chuột và cần tây là những loại rau phổ biến ở việc rất giàu chất xơ, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của người bệnh, gây khó tiêu.
- Rau chân vịt: Dưa chuột rất giàu enzym, có thể phá vỡ vitamin C trong rau.
Theo Sohu, Medlatec