Chuyên gia y học: Khảo sát 2000 người già, đây là lưu ý khi tập thể dục phải nắm vững kẻo gây phản tác dụng

Tập thể dục sai phương pháp ở người cao tuổi có thể kéo theo nhiều hậu quả khôn lường.

Ông Ngô và ông Lý là bạn thân của nhau nhưng có quan điểm hoàn toàn khác nhau trong cuộc sống. Trong khi ông Ngô chăm chỉ tập luyện thể dục mỗi ngày thì ông Lý kiên quyết không tập luyện, chỉ chơi cờ. Ông Lý cho rằng: "Người già sức khỏe không được tốt nên cần được nghỉ ngơi". 

Trên thực tế, nghỉ ngơi và rèn luyện là 2 thuật ngữ không mâu thuẫn với nhau. Nghỉ ngơi đề cập đến việc tu dưỡng bản thân, rèn luyện tính cách. Còn vận động là rèn luyện thể chất, bao gồm các chức năng của tim, phổi, mạch máu,… và cơ bắp. Tập thể dục và nghỉ ngơi không thể tách rời nhau. Nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên chúng ta nên kết hợp giữa tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tốt hơn. 

Chuyên gia y học: Điều tra 2000 người già, đây là lưu ý khi tập thể dục phải nắm vững kẻo gây phản tác dụng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA Oncology, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của Ngân hàng Sinh học Vương quốc Anh trong 22 năm với 2356 trường hợp bị ung thư. 

Phân tích cho thấy rằng, với 4-5 phút tập thể dục liên tục mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 20% nguy cơ ung thư tổng thể. Không khó để thấy qua nghiên cứu, việc tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn không nên tập luyện quá sức mà cần chú ý nghỉ ngơi giúp thư giãn tinh thần, quên đi những phiền muộn, căng thẳng. 

Ông Xu Zaichung – một bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc đã nghỉ hưu và hiện là chuyên gia thỉnh giảng của bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc cho rằng, mọi người nên chăm chỉ tập thể dục trước 40 tuổi, tập thể dục ít hơn sau 50 tuổi, sau 60 tuổi nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. 

Để chứng minh cho quan điểm của bản thân, ông Xu đã nêu ra 2 trường hợp. 

Trường hợp 1: Một bà lão khi còn trẻ không có thói quen tập thể dục, nhưng khi về già nhận thấy rõ lợi ích của việc tập luyện. Vì thế, bà đã kiên trì đi bộ 5km/ngày sau bữa ăn tối, bất kể trời mưa hay nắng. Kết quả của việc tập luyện quá sức không giúp bà khỏe hơn mà còn khiến cơ thể bị suy nhược. 

Trường hợp 2: Một bệnh nhân bị lupus ban đỏ kiên quyết đi bộ, thể dục 2 tiếng/ngày để rèn luyện sức khỏe, dù đau nhức vẫn không chịu dừng lại. Kết quả khi đi tái khám hàm lượng đạm trong nước tiểu tăng cao, tình trạng bệnh ngày càng nặng. 

Bác sĩ Xu Zaichung cho rằng, đừng nghĩ tập thể dục là thuốc chữa bách bệnh bởi nếu tập sai phương pháp sẽ gây nguy hại cho cơ thể. 

Chuyên gia y học: Điều tra 2000 người già, đây là lưu ý khi tập thể dục phải nắm vững kẻo gây phản tác dụng - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Những nguyên tắc tập thể dục hiệu quả và an toàn

Đối với người trung niên và cao tuổi, cần ghi nhớ các nguyên tắc sau khi tập luyện.

1. Phân chia thời gian tập luyện

Lời khuyến cáo của tổ chức Y tế thế rằng người già từ 60 tuổi trở nên chỉ nên tập thể dục 150 phút/tuần với những bài tập có cường độ nhẹ nhàng và phù hợp với tình trạng sức khỏe. 

Để đem lại hiệu quả cao nhất, người cao tuổi có thể lên thời gian biểu hàng tuần, phân chia thời gian tập luyện mỗi ngày từ 10 – 30 phút, tùy theo tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bản thân để lựa chọn bài tập phù hợp.

2. Lựa chọn bài tập phù hợp

Người cao tuổi là nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu và bắt đầu lão hóa nên cần cân nhắc tình trạng cơ thể và tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn bài tập phù hợp.

Khi lựa chọn bài tập thể dục cho người cao tuổi mắc bệnh lý về xương khớp nên ưu tiên các động tác nhẹ nhàng và ít tác động đến cơ như: Đi bộ, tập yoga, thái cực quyền. Những người mắc các bệnh về tim nên hạn chế vận động nhanh, mạnh và gắng sức.

Chuyên gia y học: Điều tra 2000 người già, đây là lưu ý khi tập thể dục phải nắm vững kẻo gây phản tác dụng - Ảnh 3.

Những người mắc các bệnh về tim nên hạn chế vận động nhanh, mạnh và gắng sức. (Ảnh minh họa)

3. Bắt đầu thật chậm rãi

Khi bắt đầu tập, 5 phút đầu tiên hãy thực hiện động tác chậm rãi và cường độ thấp. Sau đó hãy tăng tốc độ dần lên. Nguyên tắc này giúp cơ thể khởi động trước khi tăng tốc độ và nhịp tim tăng lên. Kết thúc mỗi buổi tập, người cao tuổi nên thả lỏng vài phút để cơ thể từ.từ trở về trạng thái ban đầu. 

4. Dừng tập khi cảm thấy đau hoặc khó chịu

Người cao tuổi tuyệt đối không được gắng sức khi tập thể dục. Việc quá sức với những bài tập vượt khả năng sẽ dẫn đến những tác hại không đáng có. Trong quá trình luyện tập, nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như nhịp tim đập mạnh hoặc chóng mặt, ngay lập tức dừng bài tập để nghỉ ngơi. 

Tổng hợp

Lượt xem: 11