Ăn không tiêu đầy bụng khó thở là dấu hiệu bệnh gì?

Ăn không tiêu đầy bụng khó thở có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá.

Ăn không tiêu đầy bụng khó thở là triệu chứng không hiếm gặp. Tuy tình trạng này ít gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiêu hoá nên mọi người không nên chủ quan khi thường xuyên gặp tình trạng này.

1. Dấu hiệu của ăn không tiêu đầy bụng khó thở

Khi gặp tình trạng ăn không tiêu đầy bụng khó thở, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:

- Bụng đầy hơi: Đây là tình trạng lượng hơi trong ống tiêu hóa tăng lên một cách đột ngột và vượt mức bình thường. Điều này khiến các lợi khuẩn không đủ khả năng lên men chuyển hóa thức ăn để đi xuống dạ dày, gây nên tình trạng thức ăn tích tụ, ứ đọng lại trong đường ruột và sinh ra hơi. Hơi sản sinh ra nhiều khiến cho bụng căng tức, chèn ép lên cơ hoàng làm chướng bụng và tạo cảm giác no, chán ăn đi kèm với dấu hiệu khó thở.

- Bụng căng phình, đi kèm với các hiện tượng xì hơi, ợ hơi liên tục, gây ra ợ nóng, ợ chua.

- Khó tiêu: Khó tiêu có thể xuất hiện thường xuyên hoặc bị từng đợt. Tình trạng khó tiêu xảy ra sau khi ăn no và kéo dài hàng giờ sau đó. Khó tiêu gây ra cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng trên nặng hơn rồi lan lên nửa ngực. Trong nhiều trường hợp, khó tiêu có thể kèm theo nôn, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.

Ăn không tiêu đầy bụng khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không? - Ảnh 1.

Bụng đầy hơi là triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh - Ảnh Internet.

2. Ăn không tiêu đầy bụng khó thở là bị bệnh gì?

2.1. Các bệnh liên quan đến dạ dày

Những người bị các bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, ... thường có triệu chứng ăn không tiêu đầy bụng khó thở. Nguyên nhân là khi mắc những bệnh lý này, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ gặp một số khó khăn khiến thức ăn bị phân giải chậm và sản sinh ra khí gây đầy hơi.

Bên cạnh đó, các bệnh lý dạ dày cũng ảnh hưởng đến cơ chế chuyển hóa thức ăn làm hơi không được giải phóng ra khỏi cơ thể, hơi bị dồn nén tích tụ sẽ hình thành trạng thái đầy hơi khó thở.

2.2. Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Ăn không tiêu đầy bụng khó thở cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Theo đó, các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột, đau ruột thừa, ... làm rối loạn chức năng của ống tiêu hóa, làm sụt giảm số lượng lợi khuẩn. Khi tỷ lệ lợi khuẩn so với hại khuẩn suy giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực quá trình phân giải và hấp thụ chất dinh dưỡng làm lượng hơi ứ đọng nhiều ở ống tiêu hóa tạo cảm giác đầy hơi khó thở.

2.3. Bệnh đại tràng co thắt

Bệnh đại tràng co thắt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không tiêu đầy bụng khó thở. Theo đó, bệnh lý đại tràng co thắt là bệnh lý rối loạn chức năng đại tràng gây ra tình trạng đầy hơi khó thở đi kèm các triệu chứng như sôi bụng, đau bụng đi ngoài thường xuyên, sờ thấy các khối u nổi lên dọc vùng đại tràng, ...

Cần lưu ý, đại tràng co thắt là bệnh lý càng trở nặng càng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì thế, ngay khi nhận thấy có dấu hiệu của đại tràng co thắt, mọi người nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

2.4. Ăn không tiêu đầy bụng khó thở do các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý đã kể trên, ăn không tiêu đầy bụng khó thở có thể do các nguyên nhân sau:

- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn uống thất thường, không đúng giờ, ăn quá nhanh, ăn quá nhiều thực phẩm nhiều tinh bột, dầu mỡ, lạm dụng đồ uống kích thích làm giảm lợi khuẩn, suy giảm chức năng tiêu hóa dẫn tới đầy hơi khó thở.

- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, an thần, ... sẽ loại trừ lợi khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém, gây đầy hơi khó tiêu.

- Căng thẳng, stress, lo âu thường xuyên gây tác động xấu tới hệ thần kinh trung ương, nơi điều khiến quá trình tiêu hóa. Từ đó dẫn tới tình trạng rối loạn nhu động ruột, gây ra tình trạng khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng. Nếu sử dụng thuốc an thần thì tình trạng rối loạn tiêu hóa còn nghiêm trọng hơn.

Ăn không tiêu đầy bụng khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không? - Ảnh 2.

Ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, dầu mỡ có thể gây ra tình trạng không tiêu đầy bụng khó thở - Ảnh Internet.

3. Ăn không tiêu đầy bụng khó thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ăn không tiêu đầy bụng khó thở cũng là triệu chứng có thể gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây lo lắng cho các bậc phụ huynh.

Theo đó, sơ sinh là giai đoạn phát triển và tăng trưởng nhanh nhất của cơ thể con người. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa chất đạm, chất bột đường, chất béo và các loại vitamin khác nhau.

Trong khi đó, dạ dày và lá lách của trẻ không đủ tiêu hóa, không tiết đủ men và chức năng tiêu hóa yếu. Vì vậy, khi ăn thức ăn quá nóng sẽ kết tủa trong cơ thể và rất dễ bị khó tiêu.

Vì thế, để phòng ngừa tình trạng khó tiêu, đầy bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần xây dựng và kiểm soát trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Cần tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ. Việc cho trẻ ăn hợp lý, đúng liều lượng sẽ hạn chế được tình trạng ăn không tiêu đầy bụng khó thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý giữ ấm cơ thể bé và vệ sinh cho bé đúng cách. Cụ thể, nên giữ ấm vùng bụng, hạn chế tối đa các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, hình thành thói quen rửa tay trước bữa ăn, tiêu thụ những thực phẩm tươi và sạch.

4. Ăn không tiêu đầy bụng khó thở có nguy hiểm không?

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp ăn không tiêu đầy bụng khó thở không gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, triệu chứng này lại khiến người bệnh khó chịu. Nguyên nhân là vì hơi không thể thoát ra ngoài, tạo cảm giác chướng bụng, bụng ậm ạch, khi vỗ nghe tiếng bồm bộp, thường xuyên ợ chua, ợ hơi và đôi khi cảm thấy buồn nôn. Không những vậy, người bị đầy hơi khó chịu còn có thể kèm theo một số triệu chứng phổ biến như đi ngoài có lúc táo bón, có lúc phân lỏng, đau tức ngực.

Thông thường, ăn không tiêu, đầy hơi sẽ giảm bớt khi đánh hơi hoặc đi ngoài, người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này chỉ trong vòng một ngày hoặc vài ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu ăn không tiêu đầy bụng khó thở diễn ra thường xuyên và dai dẳng, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức thì cần tới bác sĩ thăm khác ngay. Vì đây rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm và cần sớm được điều trị.

5. Làm gì khi ăn không tiêu đầy bụng khó thở?

Khi bị ăn không tiêu đầy bụng khó thở, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ, cân đối các thành phần dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị nóng, hạn chế chất kích thích, đồ uống có gas, ...

- Duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện nhẹ nhàng, giữ đầu óc thoải mái, ngủ đúng giờ và đủ giấc.

- Điều trị triệt để các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, táo bón, hội chứng ruột kích thích...

- Sử dụng các bài thuốc dân gian:

+ Trà hoa cúc: Hoa cúc có đặc tính chống viêm, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm thiểu việc sinh khí, cải thiện chứng chướng bụng đầy hơi rõ rệt. Có thể uống trà hoa cúc thay cho trà hằng ngày.

Ăn không tiêu đầy bụng khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không? - Ảnh 3.

Trà hoa cúc có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng ăn không tiêu đầy bụng khó thở - Ảnh Internet.

+ Nước tía tô: Lá tía tô có tính ấm, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, trị chứng ợ hơi, đau bụng. Cần lưu ý, nên uống nước lá tía tô sau bữa ăn để phát huy hiệu quả tốt nhất.

+ Gừng: Gừng là nguyên liệu có tính nóng, có tác dụng thuyên giảm tình trạng đầy bụng, giúp giải độc và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi bị ăn không tiêu đầy bụng khó thở, có thể giã gừng tươi pha với mật ong cùng nước ấm, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.

- Massage vùng bụng: Dùng các đầu ngón tay, xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ đi từ rốn lan rộng ra các vùng xung quanh để giảm triệu chứng ăn không tiêu đầy bụng khó thở. Có thể thêm một ít dầu nóng trong lòng bàn tay khi massage để làm ấm cơ thể,

Như vậy, ăn không tiêu đầy bụng khó thở có thể xuất phát từ nguyên nhân thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, dạ dày. Vì thế, khi gặp triệu chứng này, tốt nhất nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Lượt xem: 7
Tác giả: Theo Ngọc Diệp
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...