"Thủ phạm" làm tăng đường huyết không phải đường mà chính là 3 thói quen ai cũng mắc này
Ai cũng nghĩ tiểu đường là do chúng ta đã ăn quá nhiều đường mà không biết rằng chính các thói quen xấu trong cuộc sống lại là nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
Nếu như trước đây, tiểu đường là căn bệnh của người trung niên, cao tuổi thì ngày nay căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Có không ít thanh niên độ tuổi U2 -30 đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Tuy tiểu đường không gây tử vong nhanh như ung thư nhưng biến chứng mà nó đem lại vô cùng đáng sợ. Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, không có cách điều trị dứt điểm mà cần phải theo dõi và dùng thuốc đến cuối đời. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng giảm thị lực, mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não, dễ dẫn đến đột quỵ.
Ai cũng nghĩ tiểu đường là do chúng ta đã ăn quá nhiều đường mà không biết rằng chính các thói quen xấu trong cuộc sống lại là nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
Những thói quen gây bệnh tiểu đường mà bạn không ngờ tới
1. Thường xuyên ngồi một chỗ quá 30 phút mà không đứng dậy
Ngồi trong thời gian dài là thói quen của nhiều nhân viên văn phòng. Nhưng bạn không biết nếu rơi vào trường hợp này sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm hơn. Dẫn đến tình trạng lưu thông máu ở chi dưới kém, điều này cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu được công bố trên Annals of Internal Medicine cho thấy, những người ngồi nhiều có khả năng bị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư cao hơn những người chăm vận động.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tất cả mọi người (ngay cả những người không mắc bệnh tiểu đường) nên đứng dậy sau mỗi 30 phút và thực hiện một số hình thức hoạt động nhẹ nhàng.
2. Tiêu thụ nhiều chất béo
Nhiều người nghĩ phải ăn đường mới gây bệnh tiểu đường, xong thực tế tiêu thụ chất béo cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Theo khuyến cáo của bác sĩ nội tiết Li Aiguo thuộc bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật (Trung Quốc): Tiêu thụ thường xuyên thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên rán, đồ nội tạng sẽ không chỉ ảnh hưởng xấu đến đường huyết mà còn dẫn đến việc tăng chỉ số lipid máu, có hại cho tim mạch.
3. Ăn nhiều muối
Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, hơn nữa còn làm tăng hàm lượng glucose trong máu, nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ Li Aiguo nhắc nhở mọi người nên kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày. Ngoài ra, những gia vị nhiều muối như xì dầu, dầu hào, bột ngọt, tương,… thì cũng nên giảm bớt.
Mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối theo đúng khuyến cáo của WHO.
Những việc nên làm ngay để có thể ổn định đường huyết
- Uống trà xanh mỗi ngày
Bệnh nhân tiểu đường nên uống trà xanh vì trà xanh có chứa nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh và có tác dụng hạ đường huyết, tuy nhiên cần nhớ là không nên uống trà quá đặc.
- Vận động nhiều hơn
Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể giúp giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Mỗi ngày bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút và vận động 5 lần một tuần.
- Nhai kỹ, nuốt chậm
Những người có lượng đường trong máu cao cố gắng ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt. Thói quen ăn nhanh, nuốt vội sẽ làm tăng lượng đường trong máu, vì ăn quá nhanh sẽ khiến đường huyết trong cơ thể tăng cao đột ngột, rất khó kiểm soát.
- Đi khám sức khỏe định kỳ