Phát hiện 9.800 vụ vi phạm qua kiểm soát rủi ro

Trong năm 2024, qua kiểm soát rủi ro, toàn ngành Hải quan phát hiện gần 9.800 vụ vi phạm, trị giá hàng vi phạm ước tính gần 27 nghìn tỷ đồng.

Triển khai đồng bộ, ap dụng nhiều biện pháp

Ngày 17/1, thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, qua thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm đối với 20 loại rủi ro tại kế hoạch kiểm soát rủi ro trọng tâm trọng điểm, năm 2024 Tổng cục Hải quan đã phát hiện bắt giữ gần 9.800 vụ vi phạm (tăng hơn 1.500 vụ so với cùng kỳ 2023) trong đó tập trung vào các loại rủi ro như: Rủi ro về khai sai mã số hàng hóa và mức thuế suất (3.937 vụ); rủi ro trong hoạt động gia công sản xuất - xuất khẩu (1.221 vụ); rủi ro về số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa (648 vụ); rủi ro về ưu đãi miễn thuế, không chịu thuế (620 vụ).

Phát hiện 9.800 vụ vi phạm qua kiểm soát rủi ro

Qua kiểm soát rủi ro, toàn ngành Hải quan phát hiện gần 9.800 vụ vi phạm trong năm 2024. Ảnh: baochinhphu

Theo Lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan), với vai trò, chủ trì tham mưu lãnh đạo Tổng cục xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm soát rủi ro hàng năm của Tổng cục Hải quan, đồng thời cũng là đơn vị được giao nhiệm vụ đầu mối theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện của các đơn vị thuộc Tổng cục và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, thời gian qua Cục Quản lý rủi ro đã triển khai khá bài bản, thống nhất, sâu rộng kế hoạch kiểm soát rủi ro trên toàn quốc, cụ thể như: Theo dõi sát sao; đánh giá kết quả thực hiện của các đơn vị theo định kỳ sơ kết và tổng kết hàng năm; thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh các đơn vị thực hiện chưa tốt, chưa đúng yêu cầu; kịp thời giải đáp các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời động viên khích lệ các đơn vị thực hiện tốt, hiệu quả …

Trong năm 2024, để việc triển khai kế hoạch đạt hiệu quả, Cục Quản lý rủi ro cũng đã tổ chức cuộc họp phân công cụ thể việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm soát rủi ro trọng tâm, trọng điểm năm 2024 của ngành… Cùng với việc triển khai đồng bộ, bài bản thống nhất các giải pháp, để việc triển khai kế hoạch kiểm soát rủi ro hiệu quả, nhiều biện pháp đã được các đơn vị đã triển khai áp dụng đồng bộ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Cũng theo đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro, cùng với việc triển khai đồng bộ, bài bản thống nhất các giải pháp nêu trên, để việc triển khai kế hoạch kiểm soát rủi ro hiệu quả, nhiều biện pháp đã được các đơn vị đã triển khai áp dụng đồng bộ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm, trong đó phải kể đến như: Tập trung thu thập cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá đối với các loại rủi ro theo tuyến đường, mặt hàng, đối tượng trọng điểm, phương thức thủ đoạn. Theo dõi sát sao, đánh giá phân tích đối với các loại rủi ro thường xuyên xảy ra với các vụ việc vi phạm lớn về số vụ và trị giá hàng vi phạm. Tăng cường áp dụng biện pháp kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu bằng máy soi để phát hiện hàng cấm, hàng không khai báo, xuất khống hàng hoá, khai sai chủng loại hàng hoá. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát, phối hợp với các lực lượng chức năng để phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua cửa khẩu (theo tuyến đường mòn, lối mở, tại các cửa khẩu, tuyến đường biển, cảng sông quốc tế; tuyến hàng không, bưu điện quốc tế).

Phát hiện gần 9.800 vụ vi phạm

Năm 2024 toàn ngành Hải quan phát hiện gần 9.800 vụ vi phạm (tăng hơn 1.500 vụ, tương ứng 19% so với cùng kỳ năm 2023) đối với 20 loại rủi ro, trị giá hàng vi phạm ước tính gần 27 nghìn tỷ đồng (trong đó nhiều mặt hàng chưa xác định được trị giá), số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 335 tỷ đồng, số tiền thuế truy thu khoảng 470 tỷ đồng (trong đó nhiều vụ vi phạm đang trong quá trình xử lý). Trong đó, tập trung vào các loại rủi ro có số vụ vi phạm lớn, có tính chất phức và phát hiện tại nhiều địa bàn như: Rủi ro về buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy, tiền chất đã phát hiện và bắt giữ 167 vụ; trị giá hàng vi phạm hơn 3,1 tỷ đồng; số tiền xử phạt khoảng 690 triệu đồng và thu giữ số lượng lớn tang vật. Tập trung tại các địa bàn thuộc phạm vi quản lý của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố như: Thành phố Hà Nội (52 vụ), Điện Biên (24 vụ), Thành phố Hồ Chí Minh (22 vụ), Nghệ An (14 vụ), Quảng Bình (16 vụ) và Quảng Trị (12 vụ); rủi ro về khai sai mã số HS và mức thuế suất, phát hiện gần 4 nghìn vụ vi phạm; rủi ro trong hoạt động gia công sản xuất - xuất khẩu: phát hiện 1.221 vụ vi phạm. Ngoài ra, phát hiện nhiều vu phạm liên qua về ưu đãi miễn thuế, không chịu thuế, về trị giá hàng hóa, hoạt động hủy, sửa tờ khai hải quan, về xuất xứ hàng hóa.

Triển khai đồng bộ, bài bản thống nhất các giải pháp để việc triển khai kế hoạch kiểm soát rủi ro hiệu quả, nhiều biện pháp đã được các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan triển khai áp dụng đồng bộ, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm.
 
Lượt xem: 2
Tác giả: Minh Thư
Nguồn:congthuong.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...