Câu hỏi phỏng vấn: "Nếu bị đồng nghiệp nói xấu, bạn sẽ làm gì?", cô gái có câu trả lời khiến ban tuyển dụng ngỡ ngàng

Với câu hỏi này, bạn sẽ trả lời như nào?

Để tồn tại ở môi trường công sở, ngoài việc có năng lực chuyên môn tốt thì bạn còn cần phải có chỉ số EQ (chỉ số trí tuệ cảm xúc) cao, có thể hòa đồng với đồng nghiệp, biết cách giao tiếp với sếp,... Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, IQ chỉ đóng 20% vai trò quyết định thành công, 80% còn lại thuộc về chỉ số EQ và AQ (chỉ số vượt khó).

Cũng vì vậy mà ngày nay trong các cuộc phỏng vấn, ứng viên thường thấy phía nhà tuyển dụng thích đưa ra các câu hỏi khá oái oăm, nghe "chẳng liên quan". Mục đích các câu hỏi này nhằm thử xem chỉ số EQ của ứng viên đến đâu, có thích ứng, phù hợp với môi trường làm việc hay không. Nếu trả lời không khôn khéo, ứng viên rất có thể bị nhà tuyển dụng đánh trượt.

Cô gái họ Dương ở Trung Quốc đi phỏng vấn ở công ty nọ và nhận được một câu hỏi khó nhằn. Cụ thể ban tuyển dụng đưa ra câu hỏi:

"Nếu đồng nghiệp nói xấu sau lưng, bạn sẽ làm gì?"

Đây thực sự là một tình huống nhạy cảm mà rất nhiều người đã gặp phải ở chốn công sở. Vậy với tình huống này phải giải quyết như nào? Cá rằng không ít người sẽ chọn cách: Đã ghét nhau thì sẽ hạn chế giao thiệp, không nói chuyện nữa. Hoặc một cách khác là chủ động nói chuyện để giải tỏa hiểu lầm, mâu thuẫn.

Nhưng trong một cuộc phỏng vấn, liệu bạn có đưa ra giải pháp "chẳng có gì ấn tượng", gần như là tiêu chuẩn căn bản như vậy hay không? Tin chắc là với đáp án kiểu này, phía nhà tuyển dụng đã nghe qua rất nhiều và chẳng còn cảm thấy hứng thú nữa. Tất nhiên họ cũng sẽ không đánh giá cao ứng viên.

Câu hỏi phỏng vấn: "Nếu bị đồng nghiệp nói xấu, bạn sẽ làm gì?", cô gái có câu trả lời khiến ban tuyển dụng ngỡ ngàng  - Ảnh 2.

Câu trả lời của Tiểu Dương khiến nhà tuyển dụng ấn tượng. (Ảnh minh họa)

Trước câu hỏi khó nhằn này, cô gái trẻ họ Dương đã đưa ra một đáp án bất ngờ. Dương dũng cảm bày tỏ suy nghĩ của mình và được nhà tuyển dụng đón nhận nồng nhiệt. Cụ thể, cô gái này cho biết: "Nếu đồng nghiệp nói xấu mình thì trước hết phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nếu chỉ vì ghen ghét thì không những không chủ động làm hòa mà tôi còn phải cố gắng lấn át, thể hiện sự nổi trội của bản thân trong công việc. Nhưng nếu do hiểu nhầm, tôi sẽ chủ động liên lạc và cố gắng giải quyết xung đột". 

Vế đầu câu trả lời của cô Dương tuy khiến nhà tuyển dụng phải cau mày nhưng sau đó, họ lại thấy được tính cách cởi mở, thẳng thắn, nghiêm túc và hòa nhã của cô gái này. Chính vì vậy, cô Dương được nhà tuyển dụng đồng ý, cho qua vòng phỏng vấn.

Thực tế, trong các cuộc phỏng vấn, không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng muốn nghe những đáp án "chính xác và tiêu chuẩn". Đôi khi nói ra suy nghĩ của bản thân sẽ có lợi hơn việc thể hiện khả năng của bạn.

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...