Thiếu việc, một công ty đóng tàu sống nhờ bán vàng mã

Việc chuyển hướng hoàn toàn trong bối cảnh khó khăn cũng đã giúp Công ty từ thua lỗ trong năm 2020 (-3,3 tỷ) sang có lãi 801,5 triệu đồng trong năm 2021.

Thiếu việc, một công ty đóng tàu sống nhờ bán vàng mã - Ảnh 1.

CTCP Cơ khí Đóng tàu Thuỷ sản Việt Nam (FSO) vừa công bố BCTC năm 2021 với điểm đáng chú ý, hoạt động truyền thống là đóng tàu không còn mang về doanh số. Ngược lại, Công ty “sống” chủ yếu bằng hoạt động bán vàng mã. Việc chuyển hướng hoàn toàn trong bối cảnh khó khăn cũng đã giúp Công ty từ thua lỗ trong năm 2020 (-3,3 tỷ) sang có lãi 801,5 triệu đồng trong năm 2021.

Được biết, FSO có tiền thân là Nhà máy cơ khí và đóng sửa tàu thuyền thủy sản Hải Phòng thành lập từ năm 1985. Đến năm 1993, thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước và đổi tên thành Công ty Cơ khí đóng tàu Thủy sản Hải Phòng của Bộ thủy sản, đến năm 2007 Công ty thực hiện chuyển sang mô hình cổ phần hoá.

Cho đến năm 2018, hoạt động đóng tàu vẫn là nguồn thu chủ lực của Công ty với tỷ trọng 90% tổng doanh thu. Từ năm 2019, doanh thu đóng tàu bắt đầu giảm mạnh 77% chỉ còn 23 tỷ đồng, tương đương 57% tổng doanh thu. Năm 2020 con số này chỉ còn 1,8 tỷ đồng, mảng vàng mã theo đó trở thành “trụ cột” với đóng góp lên đến 70% tổng doanh thu.

Năm 2021, HĐQT chính thức quyết định không tập trung đầu tư vào lĩnh vực cơ khí đóng tàu cho đến khi thị trường và các điều kiện sản xuất Công ty có khả năng cạnh tranh. Ngược lại, Công ty mở rộng và liên kết sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu giúp tăng doanh thu và lợi nhuận đáng kể.

Song song, FSO cũng tận dụng mặt bằng, nhà cưởng, kho tàng, bến bãi hiện có trên 2 khu vực (Hạ Lý và Vật Cách) để kinh doanh cho thuê giúp tăng thêm lợi nhuận.

Thiếu việc, một công ty đóng tàu sống nhờ bán vàng mã - Ảnh 2.

Về thị trường, các quốc gia Châu Á nói chung người Việt Nam nói riêng, việc thờ cúng tổ tiên, thần linh một phong tục truyền thống. Không ít doanh nghiệp theo đó đã đẩy mạnh đầu vào các mảng kinh doanh phục vụ đời sống tâm linh, thu về doanh thu lợi nhuận đều đặn. Đơn cử, CTCP Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái (CAP) hoạt động kinh doanh vàng , đây doanh nghiệp liên tục lọt top EPS cao nhất nhóm doanh nghiệp niêm yết trên sàn.

Dù tên gọi không có nhiều liên quan tới các sản phẩm vàng mã, tuy nhiên đây lại là mảng kinh doanh chủ lực, mang hơn một nửa doanh thu mỗi năm cho CAP bên cạnh các sản phẩm tinh dầu quế, tinh bột sắn… Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu từ vàng mã, giấy đế (giấy làm vàng mã) thường chiếm từ 30-40% doanh thu toàn CAP. 9 tháng đầu năm 2022, hai nhóm vàng mã, giấy đế đã mang về cho CAP hơn 197 tỷ đồng doanh thu - chiếm 45% doanh thu công ty. Như vậy tính trung bình mỗi ngày, mảng kinh doanh này mang về bình quân cho CAP khoảng 730 triệu đồng.

Lượt xem: 6
Tác giả: Theo Tri Túc
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...