Mở 15 cửa hàng tại Nhật, tăng trưởng 70%/năm, Bánh mì Xin Chào vẫn bị 3 "cá mập" từ chối, Shark Hưng: "Nhà đầu tư 30 năm thu hồi vốn còn là tính toán lạc quan!"

Mặc dù là thương hiệu có tiếng tại Nhật Bản và từng lên báo lớn của nước này, Bánh mì Xin Chào vẫn bị các nhà đầu tư chỉ ra nhiều điểm yếu khi kêu gọi 500.000 USD cho 9% cổ phần.

Mở được 15 cửa hàng tại Nhật, Bánh mì Xin Chào vẫn bị 3 "cá mập" từ chối, Shark Hưng: "Nhà đầu tư 30 năm thu hồi vốn còn là tính toán lạc quan!" - Ảnh 1.

Bùi Thanh Tâm - CEO & Co-founder của Bánh mì Xin Chào.

Bánh mì Xin Chào là một chuỗi cửa hàng chuyên bán bánh mì và các món ăn Việt Nam tại Nhật Bản, được hai anh em quê Quảng Nam là Bùi Thanh Duy và Bùi Thanh Tâm thành lập vào tháng 10/2016. Sau gần 7 năm nỗ lực phát triển, thương hiệu này hiện có tổng cộng 15 chi nhánh tại Nhật – bao gồm 5 cửa hàng do hai anh em quản lý trực tiếp và 10 cửa hàng nhượng quyền.

Với mong muốn xây dựng một thương hiệu F&B “thuần Việt, đẳng cấp, tầm cỡ không chỉ ở Nhật Bản mà còn vươn ra thế giới”, Bùi Thanh Tâm – CEO & Co-founder của Bánh mì Xin Chào đến chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 6 để kêu gọi số vốn 500.000 USD cho 9% cổ phần.

Trước khi lên sóng Shark Tank Việt Nam, Bánh mì Xin Chào từng xuất hiện trên nhiều kênh truyền thông hàng đầu tại Nhật Bản và được cả truyền thông trong nước đưa tin, thu hút được đông đảo khách hàng ngay từ lúc mới mở bán. Thanh Tâm cho biết doanh thu của công ty bao gồm cả phí nhượng quyền và từ các cửa hàng do anh quản lý.

Năm 2020 kết quả kinh doanh đạt 550.000 USD (doanh thu - PV), năm 2021 là 950.000 USD và 2022 là 1,45 triệu USD, tăng trưởng liên tục trong 5 năm liên tiếp (tăng 70%/năm - PV). Doanh thu mục tiêu của năm 2023 là trên 2 triệu USD. Năm 2025, mục tiêu là 50 cửa hàng và 6 triệu USD doanh thu”, anh trình bày. “Tất cả đều đã có lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế năm ngoái của em là 11%, năm nay dự kiến khoảng 12-13%”.

Về chi phí nhượng quyền, Thanh Tâm cho biết các cửa hàng cần trả 20.000 USD cho 5 năm để sử dụng thương hiệu Bánh mì Xin Chào, còn để set up cửa hàng cần khoảng 70.000 – 80.000 USD.

những cửa hàng vượt quá con số đó, rơi vào khoảng 120.000 USD, 150.000 USD cũng có. Mỗi tháng các cửa hàng này thu về khoảng 45.000 USD. Mặt bằng giá đắt đỏ như vậy thường thu về lượng traffic rất ổn”, CEO của Bánh mì Xin Chào cho hay.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhượng quyền, Bánh mì Xin Chào tự nấu tất cả đồ ăn rồi cấp đông ở nhiệt độ âm 23 độ C, sau đó vận chuyển tới từng cửa hàng. Bếp trung tâm của Bánh mì Xin Chào đang cung cấp đồ ăn cho nội bộ vùng Kanto. Ngoài phạm vi này, Thanh Tâm đang để cửa hàng nhượng quyền sản xuất, nhưng chất lượng do những người thân quen với anh quản lý.

Mở được 15 cửa hàng tại Nhật, Bánh mì Xin Chào vẫn bị 3 "cá mập" từ chối, Shark Hưng: "Nhà đầu tư 30 năm thu hồi vốn còn là tính toán lạc quan!" - Ảnh 2.

 

Trong mô hình kinh doanh của em, anh chưa tìm thấy core (cốt lõi) để tạo ra sự tăng trưởng bền vững”, Shark Phạm Thanh Hưng đánh giá về startup.

Đáp lại, Thanh Tâm cho rằng cốt lõi của mình không nằm ở sản phẩm hay mô hình kinh doanh, mà là ở vị trí dẫn đầu thị trường khi thương hiệu Bánh mì Xin Chào đã xây dựng được tiếng tăm nhất định tại Nhật Bản.

Khi muốn làm một hệ thống nhượng quyền mở rộng với tốc độ nhanh, em phải có đội vận hành cực kỳ mạnh bao gồm từ việc tìm địa điểm, hỗ trợ, thiết kế, set up, chạy marketing giai đoạn đầu và vận hành trong 3-6 tháng rồi chuyển giao. Thứ hai, những công cụ quản lý vận hành cho các cửa hàng nhượng quyền phải chú ý, vì hiện nay em gần như chưa ”, Shark Hưng tiếp tục chỉ ra điểm yếu.

Theo Thanh Tâm, Bánh mì Xin Chào đã giải quyết được những bài toán mà đa phần doanh nghiệp F&B khác, nhất là tại Nhật Bản gặp phải. Trước hết là sản phẩm chất lượng, thứ hai là điểm bán, thứ ba là khách hàng và thứ tư là khả năng mở rộng.

Những siêu thị lớn như Aeon, Ito Yokado, Takashimaya đều đã liên hệ. Vấn đề của Bánh mì Xin Chào hiện tại chỉ thiếu nguồn vốn thôi”, vị CEO trẻ cho hay.

Mặc dù đánh giá sản phẩm tốt và có yếu tố tự hào dân tộc, nhưng dưới góc độ nhà đầu tư, Shark Hưng vẫn chưa nhìn thấy khả năng tăng trưởng với tốc độ nhanh.

Con số em đưa ra cũng không hấp dẫn. Anh cũng không muốn trả giá nữa. Thực tế hiện giờ em đang lãi 150.000 USD, chia cho anh 9% tức là hơn 14.000 USD. Mà anh bỏ ra 500.000 USD thì không biết bao giờ thu hồi vốn, kể cả có tính hệ số scale up. 30 năm còn là tính một cách lạc quan. Cho nên anh xin phép không đầu ”, Shark Hưng từ chối.

Do còn rất nhiều yếu tố cần phải được cân nhắc kỹ hơn, Shark Lê Hàn Tuệ Lâm cũng rút lui. Trong khi đó, Shark Erik Jonsson chỉ ra rằng các món ăn Việt Nam ngon là vì độ tươi, nên cảm thấy không chắc chắn với mô hình bếp trung tâm. Vì vậy, “cá mập” này cũng quyết định không đầu tư.

Theo Shark Nguyễn Hòa Bình, Bánh mì Xin Chào nên tập trung phát triển nhượng quyền, dùng tiền đầu tư để mở càng nhiều cửa hàng càng tốt, bán thật nhiều nhượng quyền và vào được thật nhiều siêu thị.

Sau khi định giá lại doanh nghiệp, Shark Bình đề nghị đầu tư 500.000 USD cho 15% cổ phần. Điều kiện là trong 2 năm Bánh mì Xin Chào phải mở rộng lên 50 cửa hàng, 1 cửa hàng flagship và 1 xe đồ ăn. Nếu không làm được phải nhường cho nhà đầu tư thêm 10% cổ phần – tương đương 25%. Còn nếu làm được, Shark Bình cam kết đầu tư thêm tối thiểu 2 triệu USD để startup tiếp tục phát triển vòng sau.

Vị “cá mập” còn lại là Shark Lê Hùng Anh đề nghị đầu tư 500.000 USD cho 20% cổ phần, làm tới đâu giải ngân tới đó.

Cuối cùng, Thanh Tâm quyết định bắt tay với Shark Bình, đồng ý với đề nghị của nhà đầu tư này.

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...