Chìm trong nợ nần, công ty cấp nước cầu cứu tỉnh hỗ trợ

Hàng loạt nguyên nhân khiến Công ty Cung cấp nước ở Gia Lai chìm ngập trong nợ nần, dẫn đến nguy cơ cúp nước, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân trên địa bàn. Trước khi ngân hàng kiện ra tòa án đòi thanh lý tài sản, công ty nước cầu cứu lên cơ quan chức năng và UBND tỉnh Gia Lai hy vọng có hướng giải quyết giúp doanh nghiệp.

Chìm trong nợ nần, công ty cấp nước cầu cứu tỉnh hỗ trợ

Nhà máy cấp nước Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Thanh Tuấn

Gồng gánh thuế, phí, công ty phải đi vay ngoài

Như Báo Lao Động phản ánh, do bị nợ tiền nước, tiền điện, tiền thuế kéo dài, nên Công ty CP Cấp nước Chư Sê, tỉnh Gia Lai nguy cơ bị cắt điện, hơn 1.600 hộ dân sẽ bị mất nước, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

Theo ông Lê Vinh Thịnh - Giám đốc Công ty CP Cấp nước Chư Sê, bản thân công ty không phải muốn chiếm dụng tiền điện và tiền thu từ việc bán nước, thực tế doanh nghiệp khó khăn, thu không đủ bù chi với hàng loạt chi phí phải gồng mình chi trả.

Năm 2017, Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Gia Lai ký hợp đồng cho công ty vay 70 tỉ đồng nhưng đến cuối năm 2018 mới giải ngân 50 tỉ đồng, nên doanh nghiệp phải đi vay nợ bên ngoài để hoàn thành dự án theo cam kết với UBND tỉnh Gia Lai.ai hy vọng có hướng giải quyết giúp doanh nghiệp.

Từ khi đưa dự án vào hoạt động năm 2018 đến nay, người dân và các đơn vị hành chính sự nghiệp tại huyện Chư Sê sử dụng giếng, doanh thu bình quân trong 5 năm chỉ đạt 160 triệu đồng mỗi tháng. Thu không đủ chi cho hoạt động sản xuất, vì thế công ty phải vay nợ cá nhân bên ngoài để bù chi phí hoạt động, trả lãi vay cho ngân hàng.

Từ tháng 6.2021, nhân viên của công ty nước chỉ nhận 1/2 lương, đến tháng 5.2022 chỉ còn 8 người làm việc trực tiếp nhưng chỉ nhận 1/2 lương. Sau đó nhiều người làm việc với mức lương… 0 đồng. Trong khi đó, chi phí sửa chữa, bảo trì nhà máy và mạng lưới công ty phải đi vay tiền bên ngoài nhằm đảm bảo duy trì cấp nước cho người dân. Năm 2023, máy bơm nước thô trị giá 1 tỉ đồng bị hư dẫn đến mất nước 4 ngày, công ty cũng phải đi vay mượn khắp nơi mua lại bơm để có nước cho người dân.

Trong 3 năm từ 2021, 2022, 2023 công ty cấp nước không vay được tiền bên ngoài để bù đắp chi phí dẫn đến nợ: Lương, bảo hiểm, Quỹ bảo vệ phát triển rừng, phí nước thô, thuế, tiền điện và lãi gốc ngân hàng... Do nợ quá hạn, ngân hàng đã khởi kiện doanh nghiệp ra TAND huyện Chư Sê nhằm phát mãi tài sản dự án, thu hồi nợ. Phía công ty cũng không kháng cáo và chấp nhận việc định giá của ngân hàng.

Công ty cấp nước ở Gia Lai lâm vào nợ nần, nguy cơ phá sản. Ảnh: THANH TUẤN

Công ty cấp nước ở Gia Lai lâm vào nợ nần, nguy cơ phá sản. Ảnh: THANH TUẤN

Cần có cơ chế tháo gỡ

“Cả tập thể công ty nước đã cố gắng phục vụ người dân với mức lương 0 đồng, đã bán hết tài sản để phục vụ người dân và vượt qua giai đoạn dịch COVID-19, nay doanh nghiệp không còn tiền để bù lỗ, giờ chỉ còn chờ ngân hàng trả lại tiền thừa sau khi phát mãi tài sản” - ông Lê Vinh Thịnh chia sẻ.

Đại diện công ty cung cấp nước cho rằng, không thể căn cứ vào các quy định để mãi gây khó khăn cho huyện nghèo và người dân khó có được nguồn nước sạch. Từ năm 2018 đến nay giá điện tăng tổng cộng 3 lần. Không phải công ty muốn chiếm dụng tiền điện mà nguồn thu từ tiền nước không cân đối được chi phí. Phục vụ nước vì an sinh xã hội thì cần thiết phải áp một mức giá điện, không nên đánh thuế giá trị gia tăng vì sẽ gánh nặng lên chi phí cho người dân.

Trước sự việc trên, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo Sở Tài chính tỉnh rà soát, xem xét trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 những đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được hưởng chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để có giải pháp, thực hiện chi trả hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn (trong đó có Công ty CP Cấp nước Chư Sê).

Gia Lai đề nghị Công ty Điện lực Gia Lai tiếp tục hỗ trợ, duy trì nguồn điện đảm bảo cho Công ty CP Cấp nước Chư Sê hoạt động trong thời gian công ty đang tìm giải pháp vượt qua khó khăn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế cũng yêu cầu huyện Chư Sê phối hợp UBND các xã, thị trấn tiếp tục tập trung chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn huyện tăng cường sử dụng nước sạch tập trung đã được đấu nối để người dân nâng cao nhận thức, hiểu được sự quan trọng của nước sạch với sức khỏe cộng đồng.

Ngân hàng BIDV Chi nhánh Gia Lai tiếp tục khởi kiện ra tòa án việc Công ty CP Nước Sài Gòn - An Khê nợ quá hạn với số vốn vay 120 tỉ đồng. Việc vay vốn để thực hiện đầu tư dự án nhà máy nước có công suất thiết kế 9.500m3/ngày/đêm, cung cấp nước sạch cho thị xã An Khê và 3 xã của huyện Đắk Pơ. Tuy nhiên, tỉ lệ người dân sử dụng nước máy quá thấp khiến việc kinh doanh rơi vào khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản.

Lượt xem: 11
Nguồn:laodong.vn Sao chép liên kết