André Kostolany - Nhà đầu tư “đa mưu túc trí” thế kỷ 20: 18 tuổi trở thành môi giới, 35 tuổi tự do tài chính, được mệnh danh là "Giáo sư của thị trường chứng khoán"

Ông được mệnh danh là “nhân chứng của thị trường chứng khoán thế kỷ 20”, vì ông là nhà đầu cơ gần như gắn bó với thị trường chứng khoán xuyên suốt một thế kỷ.

Vị thần chứng khoán châu Âu - André Kostolany: nhà đầu cơ “đa mưu túc trí” thế kỷ 20, đạt tự do tài chính ở tuổi 35, xuất bản 13 quyển sách trong đời với câu nói nổi tiếng “Đầu cơ là một bộ môn nghệ thuật, không phải khoa học.”

André Kostolany là một trong những thiên tài trong giới chứng khoán, cuộc đời ông đạt được nhiều thành tựu đáng kể không chỉ trong lĩnh vực tài chính đầu tư mà còn trong lĩnh vực sáng tác. Theo quan điểm của ông, sự tài ba trên thị trường chứng khoán là hội đủ trí tưởng tượng và tính nhẫn nại.

Thành danh sau một đêm

André Kostolany sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Budapest, Hungary vào năm 1906. Thời niên thiếu, ông học triết học và nghệ thuật ở quê nhà. Nhờ khoảng thời gian này, ngoài việc trau dồi được lối tư duy logic độc đáo mà ông còn bộc lộ được khiếu ăn nói hài hước và tao nhã. 

André Kostolany - Nhà đầu tư “đa mưu túc trí” thế kỷ 20: 18 tuổi trở thành môi giới, 35 tuổi tự do tài chính, được mệnh danh là Giáo sư của thị trường chứng khoán - Ảnh 1.

Sau khi danh tiếng lừng lẫy trong giới chứng khoán, ông chia sẻ rằng: “Đầu cơ là một bộ môn nghệ thuật, không phải khoa học.”

Năm 1919, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Kostolany theo gia đình chuyển đến thủ đô Viên của Áo. Tại đây, ông bắt đầu bị mê hoặc bởi tỷ giá của các loại tiền tệ châu Âu, ông kiếm lãi bằng cách mua tiền tệ của nước này sau đó đổi sang tiền tệ của nước khác.

 Đây là lần đầu tiên ông tiếp xúc với “đầu cơ”. Năm 18 tuổi, ông đến Paris làm công việc môi giới chứng khoán và chính thức bắt đầu học hỏi kiến thức đầu tư.

André Kostolany - Nhà đầu tư “đa mưu túc trí” thế kỷ 20: 18 tuổi trở thành môi giới, 35 tuổi tự do tài chính, được mệnh danh là Giáo sư của thị trường chứng khoán - Ảnh 2.

Sau sự kiện Ngày thứ ba đen tối - sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929, nước Mỹ bước vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Mùa thu năm 1930, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán châu Âu, khiến chỉ số chứng khoán giảm không ngừng. Vào thời điểm đó, Kostolany mới ngoài 20 tuổi và ông sắp đạt được thành công đầu tiên trong đời.

Vào thời điểm đó, ông trùm tài chính Osti của Pháp đã sử dụng đòn bẩy tài chính để mua cổ phiếu của chính công ty mình với ý định thao túng thị trường chứng khoán. Ban đầu, nhiều người cho rằng hành vi đi ngược lại thị trường của Osti không thỏa đáng, đồng thời đã bán khống công ty của ông. Tuy nhiên, tiềm lực tài chính mạnh mẽ của ông đã khiến những người bán khống này mất trắng và các nhà đầu tư lũ lượt chuyển sang vị thế mua.

André Kostolany - Nhà đầu tư “đa mưu túc trí” thế kỷ 20: 18 tuổi trở thành môi giới, 35 tuổi tự do tài chính, được mệnh danh là Giáo sư của thị trường chứng khoán - Ảnh 3.

Tuy nhiên, Kostolany đã tinh ý phát hiện ra điểm yếu của Osti: phần lớn số tiền Osti sử dụng để nâng giá cổ phiếu đến từ việc vay mượn bên ngoài. Kostolany dự đoán với tình hình khủng hoảng kinh tế tiếp tục diễn ra tại Mỹ, thị trường châu Âu sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng. Kostolany đã bán khống khi Osti đẩy giá cổ phiếu của công ty lên 170 franc.

Chuỗi vốn của Osti bị đứt gãy theo dự kiến, công ty tuyên bố phá sản và giá cổ phiếu bắt đầu giảm chóng mặt. Vài tháng sau, Kostolany rút lui với mức giá 3 franc trên mỗi cổ phiếu và tổng lợi nhuận cao gấp 56 lần. Lần đầu cơ này đã khiến Kostolany trở nên nổi tiếng và trở thành một người mới trong giới tài chính chỉ trong một bước nhảy vọt.

Tự do tài chính ở tuổi 35

Một ngày nọ, Kostolany đang xem bảng giá cổ phiếu như thường lệ, ông bất ngờ phát hiện ra một tình huống khó tin: cổ phiếu của “vua diêm” Ivar Kreuger được nhiều tổ chức mua lại, nhưng hầu như không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, ông nhận ra Kreuger đang thao túng công ty của riêng mình.

Hóa ra, Kreuger muốn thực hiện các phi vụ thu mua lại và sáp nhập, ông cần rất nhiều nguồn tài chính từ bên ngoài. Phương thức cấp vốn của ông là: phát hành các sản phẩm quản lý tài sản với lãi suất siêu cao là 25% hàng năm. Kostolany tin rằng công ty này sẽ không thể chịu được tỷ lệ hoàn vốn quá cao trong một thời gian dài, vì vậy ông đã mạnh tay bán khống nó. 

André Kostolany - Nhà đầu tư “đa mưu túc trí” thế kỷ 20: 18 tuổi trở thành môi giới, 35 tuổi tự do tài chính, được mệnh danh là Giáo sư của thị trường chứng khoán - Ảnh 4.

Giá cổ phiếu của công ty bắt đầu giảm mạnh theo dự đoán của ông, chuỗi vốn của công ty bị đứt và nhanh chóng tuyên bố phá sản. Trận đầu cơ này giúp ông kiếm được hàng triệu USD và đạt được tự do tài chính. 

Nhưng ông cảm thấy vô cùng hối hận và tự trách. Mặc dù việc bán khống đã mang lại cho ông rất nhiều tiền, nhưng đó là dựa trên sự thua lỗ của người khác. Ông nhận ra rằng việc bán khống là một hành động vô đạo đức và âm thầm quyết định không bán khống cổ phiếu nữa.

Có thể nói lòng trắc ẩn của Kostolany là một nét đẹp trong tính cách của ông, đầu cơ là phương thức kiếm tiền của ông, nhưng ông không phải là nô lệ của đồng tiền. Ông không muốn làm trái lương tâm và đức tin của mình để có được sự giàu có.

Kostolany có định nghĩa riêng về triệu phú: “không dựa dẫm vào bất kỳ ai, tự thỏa mãn nhu cầu của mình bằng vốn liếng của mình. Những người không cần làm việc, không cần cúi đầu trước sếp và khách hàng, mới là những triệu phú thực sự.”

“Giáo sư thị trường chứng khoán”

Những năm 1950 sau khi tự do tài chính, Kostolany ông phát triển nghề tay trái của mình đó là viết lách. Ông viết các bài báo cho các tờ báo và tạp chí, trình bày những phân tích chuyên nghiệp của ông về tình hình kinh tế và chính trị quốc tế.

André Kostolany - Nhà đầu tư “đa mưu túc trí” thế kỷ 20: 18 tuổi trở thành môi giới, 35 tuổi tự do tài chính, được mệnh danh là Giáo sư của thị trường chứng khoán - Ảnh 5.

Đến năm 1960, ông xuất bản sách về nhiều chủ đề khác nhau, sách của ông luôn nằm trong top bán chạy nhất về lĩnh vực đầu tư và tài chính. Cùng với 13 quyển sách được xuất bản, ông bày tỏ rằng: “Hạnh phúc lớn nhất của tôi là mọi người sẵn sàng trả giá cho những lời nói và lời khuyên của tôi. Cuốn sách của tôi sẽ là sự tiếp nối cuộc đời tôi.”

Bên cạnh đó, vì yêu thích công việc giảng dạy nên ông sở hữu thêm danh xưng “giáo sư thị trường chứng khoán”, dù là quý tộc hay ăn mày ông đều nhận giảng dạy với điều kiện họ phải là những người thực sự đam mê và muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính.

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...