"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà

Ông Trần Đình Long ̣̣̣̣(sinh năm 1961) tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân, là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát vốn hóa hơn 5,1 tỷ USD. Ông thường hay ví Hòa Phát với một cỗ xe lu, cứ giữa đường thẳng tiến. Hiện nay, ông Long đang lọt top 3 người giàu nhất Việt Nam với tổng tài sản theo Forbes là 1,8 tỷ USD.

 

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 1.

 

 

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 2.

 

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 3.

 

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 4.

 

Trần Đình Long sinh ra và lớn lên tại Hải Dương, xuất thân từ một gia đình thuần nông nghèo khó. Từ thuở đi học, ông học rất giỏi môn văn và thường có tên trong đội tuyển thi học sinh giỏi của trường. Đặc biệt, ông rất thích đọc “Cuốn theo chiều gió” và coi Rhett Butler là hình tượng lý tưởng. Dù đam mê văn học, nhưng ông lại theo học chuyên ngành Toán kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc Dân.

Niềm đam mê bóng đá được nuôi dưỡng từ thời sinh viên và sau này thể hiện với vai trò "bầu Long" của đội bóng Hoà Phát. Dưới thời bầu Long, đội bóng Hoà Phát từng vô địch V-League năm 2006 nhưng sau đó tụt dốc và có lúc phải chơi ở giải hạng nhất (năm 2008). Sau nhiều thăng trầm với bóng đá, năm 2011 "bầu Long" quyết định chuyển giao đội bóng cho một người bạn để tập trung toàn bộ vào việc kinh doanh.

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 5.

 

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 6.

 

Năm 1992, ông Trần Đình Long cùng người bạn thân là Trần Tuấn Dương thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng – công ty chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga. Mùa xuân năm 1993, ông Long cùng các cộng sự lần đầu tiên có chuyến xuất ngoại để tìm hiểu thị trường và nhập khẩu thiết bị. Thời kỳ đó công ty tư nhân không được phép xuất nhập khẩu với nước ngoài, thế nên phải đi bằng hộ chiếu đường biên.

Người cộng sự khi ấy của ông Trần Đình Long nhớ lại: “Đến đoạn lên núi, hôm đó trời mưa phùn nên phải bò qua bằng cả hai tay hai chân tay nếu không trơn ngã. Người lấm bê bết bùn đất, bò qua biên giới mấy cây số. Mà không riêng gì mình, những người đi buôn tiểu ngạch thời đó đều đi như thế cả.” Từ năm 1995, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép xây dựng (2000), Điện lạnh (2001), Nông nghiệp (2015), Tôn mạ (2016).

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 7.

 

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 8.

 

Đến năm 2000, Hòa Phát bắt đầu làm “thép xây dựng”. Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, đồng thời niêm yết cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cũng trong năm này, Hòa Phát đã triển khai Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương. Đến tháng 2/2016, dự án đã hoạt động đồng bộ cả 3 giai đoạn , nâng công suất thép xây dựng lên 2 triệu tấn/năm.

Năm 2002, Hòa Phát mới chỉ chiếm 1% thị phần thép xây dựng, đến năm 2016, Hòa Phát lần đầu vượt qua Tổng công ty Thép Việt Nam và vươn lên dẫn đầu thị trường thép xây dựng với sản lượng 1,8 triệu tấn, thị phần 22%. Các lĩnh vực khác cũng thu về nhiều kết quả tốt.

Không thích siêu xe, nhưng năm 2010, ông Trần Đình Long đã bỏ ra 5 triệu USD để sở hữu chiếc máy bay riêng trực thăng riêng 6 chỗ ngồi - là người thứ 2 ở Việt Nam sở hữu máy bay riêng, sau đó năm 2011, ông đổi sang trực thăng loại 12 chỗ ngồi.

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 9.

 

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 10.

 

Năm 2017, Hòa Phát đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi) quy mô 4 triệu tấn/năm, toàn bộ dự án đã đi vào hoạt động đồng bộ từ tháng 1/2021 nâng tổng công suất thép thô của Hòa Phát lên 8,5 triệu tấn/năm, đứng đầu Đông Nam Á. Hòa Phát hiện đang đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, tổng vốn đầu tư khoảng 85.000 tỷ đồng với mục tiêu công suất 5,6 triệu tấn/năm.

Năm 2020, Hòa Phát bắt đầu cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng thương mại ra thị trường. Năm 2021, Hòa Phát đạt doanh thu và lợi nhuận ròng kỷ lục lần lượt là 150.800 tỷ và 34.520 tỷ. Năm 2022, ngành thép gặp nhiều bất lợi, HPG lỗ liên tiếp 2 quý cuối năm, lợi nhuận ròng cả năm 8.500 tỷ đồng, giảm 75% so với thực hiện năm 2021. Thị phần Hòa Phát tiếp tục tăng trong năm 2022, với 34,8% thị phần mặt hàng thép xây dựng và 28,5% thị phần mặt hàng ống thép, dẫn đầu cả 2 mảng.

Năm 2018, ông Long xuất hiện trong danh sách tỷ phú USD của Forbes, sau đó, ông tiếp tục góp mặt trong 2 năm 2021, 2022.

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 11.

 

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 12.

 

Theo SSI, Hòa Phát đang xem xét khởi động lại 3 lò cao trong nửa đầu năm 2023. Trước đó, trong tháng 11/2022, Hòa Phát thông báo dừng hoạt động 4 lò cao và đã mở lại 1 lò trong tháng 12.

Năm 2023, nhu cầu thép trong nước có thể tiếp tục suy yếu do thị trường bất động sản trì trệ và chính sách tiền tệ thắt chặt, tuy nhiên, việc tăng tốc đầu tư công có thể giúp bù đắp một phần nhu cầu thép giảm từ kênh dân dụng.
Giá thép có thể ít biến động hơn trong năm 2023 do nhu cầu của Trung Quốc ổn định nhưng ít có khả năng tăng mạnh, vì việc mở cửa trở lại ở Trung Quốc dẫn đến nguồn cung tăng.

Thị trường xuất khẩu thép chưa thực sự thuận lợi nhưng có khả năng phục hồi vào cuối năm 2023. Theo Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu thép dự kiến phục hồi 1% so với cùng kỳ, lên 1,8 tỷ tấn vào năm 2023. Nhu cầu tại thị trường ASEAN dự kiến duy trì ổn định trong năm 2023, sau khi tăng trưởng 4~6% trong năm 2022. Tuy nhiên, xuất khẩu sang các đối tác thương mại lâu năm có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng công suất trong những năm gần đây ở các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia và Philippines.

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 13.

 

"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà - Ảnh 14.

 

Ông Long là người thích xem phim tâm lý xã hội nước ngoài, đọc các tác phẩm văn học cổ điển. Khi có thời gian rảnh, ông dành cho thú vui xem phim truyền hình tâm lý xã hội "nhưng phải là mấy phim hay của nước ngoài".

Ông thích ăn cherry, ngồi trà đá vỉa hè, trưa nào cũng ngồi "bốc phét với bạn bè" ở quán cafe dưới một gốc tre ngoài trời, chứ không phải ngồi trong nhà kính. Ông từng chia sẻ rằng rất tự hào về những người bạn cà phê đã hơn 20 năm rồi vẫn tồn tại.

Ông thích chơi golf. Riêng với môn golf, ông Long khoe: "Người ta hay dùng môn này để quan hệ, còn tôi chơi 9 năm rồi nhưng tự hào chưa đi đánh golf ngoại giao với bất cứ ai bao giờ. Sau này thì chưa biết nhé, nhưng đến giờ này thì chưa bao giờ". Ông là vị tỷ phú chỉ có duy nhất 1 chiếc điện thoại. Ông nói rằng: "Một ngày bình thường của tôi rất bình thường. Tôi là người theo chủ nghĩa không có cái gì quá cả!".

Gia đình là ưu tiên số 1 của ông. Buổi tối, trừ trường hợp rất đặc biệt, còn lại ông Long không đi tiếp khách, không nhậu, ăn đủ 365 bữa một năm ở nhà.


Ông từng chia sẻ, một người bạn gọi đùa ông là "tỷ phú tuổi trâu" nhàn nhất Việt Nam.

Lượt xem: 24
Tác giả: Phương Ly - Huyền Trang - Bình Minh
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...