"Vua lợn" Trung Quốc: Từ trang trại 22 con tới tập đoàn cung cấp thịt cho 10% thế giới, mỗi năm bán hơn 60 triệu con lợn, vụt trở thành tỷ phú

Đứng sau thành công công ty chăn nuôi lợn, cung cấp khoảng 10% sản lượng thịt lợn mỗi năm trên thế giới là ông Tần Anh Lâm. Ông cũng được biết đến với một biệt danh khá độc đáo: “vua lợn Trung Quốc”.

"Vua lợn" Trung Quốc: Từ trang trại 22 con tới tập đoàn cung cấp thịt cho 10% thế giới, mỗi năm bán hơn 60 triệu con lợn, vụt trở thành tỷ phú - Ảnh 1.

Thị trường thịt lợn vẫn luôn là một miếng bánh béo bở được nhiều doanh nhân, nhà đầu tư quan tâm. Quy mô kinh doanh chăn nuôi lợn càng lớn thì chi phí càng rẻ. Đó cũng là lý do tại sao Tần Anh Lâm đã quyết định theo đuổi mô hình kinh doanh lớn.

"Vua lợn" Trung Quốc: Từ trang trại 22 con tới tập đoàn cung cấp thịt cho 10% thế giới, mỗi năm bán hơn 60 triệu con lợn, vụt trở thành tỷ phú - Ảnh 2.

Vài năm trở trước, công ty Muyuan bán được hơn 10 triệu con lợn mỗi năm. Nhưng con số này hiện tại đã lên tới 60 triệu con. Nghiễm nhiên ông Tần trở thành người giàu nhất Hà Nam, Trung Quốc với tổng giá trị tài sản ròng 15.6 tỷ USD (khoảng 371 nghìn tỷ VNĐ). Nhiều người có thể không nhận ra rằng chính mình có thể đang ăn thịt lợn do ông Tần nuôi.

"Vua lợn" Trung Quốc: Từ trang trại 22 con tới tập đoàn cung cấp thịt cho 10% thế giới, mỗi năm bán hơn 60 triệu con lợn, vụt trở thành tỷ phú - Ảnh 3.

Tuy nhiên, thị trường thịt lợn vẫn luôn chứa đầy những biến động, những người thường xuyên đi chợ đều nhận thấy giá thịt lợn biến động hàng ngày. Cụ thể trong nửa đầu năm này, giá thịt lợn ở Trung Quốc đã có thời điểm chạm đáy, cổ phiếu Muyuan có khả năng đã phải chịu thiệt hại từ 2 - 3 tỷ USD (khoảng 47 - 71 tỷ VNĐ).

Nhưng con số đó “không đáng là bao” so với khối tài sản hàng trăm nghìn tỷ của vị tỷ phú này.

"Vua lợn" Trung Quốc: Từ trang trại 22 con tới tập đoàn cung cấp thịt cho 10% thế giới, mỗi năm bán hơn 60 triệu con lợn, vụt trở thành tỷ phú - Ảnh 4.

Biết nhìn xa trông rộng

Tần Anh Lâm không xuất thân từ một gia đình có truyền thống kinh doanh hay điều kiện kinh tế khá giả, ông đi lên từ hai bàn tay trắng.

"Vua lợn" Trung Quốc: Từ trang trại 22 con tới tập đoàn cung cấp thịt cho 10% thế giới, mỗi năm bán hơn 60 triệu con lợn, vụt trở thành tỷ phú - Ảnh 5.

Sau khi tốt nghiệp Đại học với tấm bằng xuất sắc, ông được bổ nhiệm làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước với thu nhập khá tốt. Nhưng sau khi kết hôn, ông quyết định rời bỏ công việc ổn định mà nhiều người mơ ước để bước vào một lĩnh vực đầy thách thức. Ông thậm chí phải vay em trai số tiền tương đương 40 triệu đồng để mua những con lợn đầu tiên. Ban đầu trang trại chỉ có 22 con, sau gần 8 năm đã tăng lên vài nghìn con và ông không ngừng phát triển quy mô của nó.

"Vua lợn" Trung Quốc: Từ trang trại 22 con tới tập đoàn cung cấp thịt cho 10% thế giới, mỗi năm bán hơn 60 triệu con lợn, vụt trở thành tỷ phú - Ảnh 6.

Ngoài việc không ngừng mở rộng quy mô chăn nuôi, ông còn chú trọng vào việc phát triển lợn giống Trung Quốc. Nhiều người có thể không biết rằng lợn và lợn giống ở Trung Quốc đều được nhập khẩu từ nước ngoài bởi lợn từ các nước phát triển như Đan Mạch có khả năng sinh sản và năng suất thịt rất cao.

Việc nghiên cứu, nhân bản có thể tốn nhiều thời gian và chi phí, nhưng ông cho rằng an toàn là trên hết. Phát triển lợn giống chất lượng cao của riêng Trung Quốc đã trở thành một nhiệm vụ to lớn của cả ông và tập đoàn.

Làm việc có tâm ắt sẽ có tầm

Tần Anh Lâm không chỉ là một doanh nhân giỏi mà còn là một người có trái tim ấm áp. Trong đại dịch Covid-19 tại Vũ Hán, Muyuan đã quyên góp 100 triệu NDT (hơn 300 tỷ VNĐ) và đích thân ông cũng quyên góp số tiền tương tự bằng tài sản cá nhân của mình.

Ông cũng từng quyên góp 1 tỷ NDT (hơn 3 nghìn tỷ đồng) cho ngôi trường từng theo học, Đại học Hà Nam.

Nhiều người trước đây cho rằng để xây dựng một trang trại lợn phải tốn vài trăm triệu đồng, số tiền này đủ để xây dựng một khách sạn năm sao.

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...