Uy lực hệ thống tên lửa NASAMS, có tỷ lệ đánh chặn 'thành công 100%'

NASAMS là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất được phát triển ở phương Tây cho đến nay, có khả năng tấn công nhiều mục tiêu trên không, từ máy bay đến tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV).

Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS) là hệ thống phòng không tầm trung, được thiết kế và phát triển bởi tập đoàn Kongsberg Defense and Aerospace của Na Uy và công ty Raytheon Technologies của Mỹ. Hệ thống này được dùng chủ yếu cho Không quân Hoàng gia Na Uy (RNoAF).

NASAMS có thể được triển khai để xác định, tấn công và tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và phương tiện bay không người lái (UAV), cũng như bảo vệ các tài sản có giá trị cao và các trung tâm dân cư đông đúc trước các mối đe dọa từ trên không.

Theo Defence News, hệ thống tên lửa này đang phục vụ cho RNoAF, Quân đội Hà Lan, Quân đội Tây Ban Nha, Vùng Đô thị Washington, Phần Lan và một quốc gia không được tiết lộ. Vào tháng 6/2015, Raytheon và Kongsberg đã ký một thỏa thuận kéo dài 10 năm để mở rộng quan hệ đối tác của họ liên quan đến hệ thống NASAMS. 

uy luc he thong ten lua nasams duoc danh gia thanh cong 100 o ukraine

Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS). Ảnh:  Raytheon Missiles & Defense.

Trong chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, Hệ thống phòng không NASAM mà Mỹ cung cấp cho Ukraine có tỷ lệ thành công 100% trong việc đánh chặn tên lửa Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho hay ngày 16/11. Hệ thống phòng không tiên tiến NASAM được vận chuyển cho Ukraine giữa thời điểm có nhiều mối lo ngại rằng quân đội nước này đang cạn kiệt tên lửa để đối phó với tên lửa và UAV từ Nga.

NASAMS II, phiên bản nâng cấp của NASAMS, sử dụng radar mới và 12 bệ phóng tên lửa để xác định và tiêu diệt mục tiêu nhanh hơn. Hệ thống nâng cấp đã được đưa vào sử dụng từ năm 2007 và được đặt hàng bởi một số quốc gia, bao gồm Na Uy, Phần Lan và Hà Lan.

Thiết kế và tính năng

Hệ thống phòng không NASAMS có kiến ​​trúc mở, tập trung vào mạng giúp tăng khả năng sống sót trước các biện pháp đối phó điện tử. Hệ thống tên lửa có thể tấn công đồng thời 72 mục tiêu ở chế độ chủ động và bị động. Vũ khí chính của hệ thống là AIM-120 AMRAAM.

Radar giám sát tia bút chì 3D, độ phân giải cao Raytheon MPQ-64F1 Sentinel được trang bị cho NASAMS để phát hiện và theo dõi các mục tiêu. Hệ thống tên lửa này cũng được trang bị các bệ phóng AMRAAM và cảm biến quang điện tử thụ động (EO) và hồng ngoại (IR).

Thử nghiệm tên lửa NASAMS

Quân đội Tây Ban Nha đã thực hiện thành công cuộc tập trận bắn đạn thật NASAM với 4 tên lửa không đối không AMRAAM vào tháng 11/2008. Một cuộc tập trận bắn đạn thật chiến thuật NASAMS được RNoAF tiến hành vào tháng 6/2011. Tên lửa AMRAAM-ER đã được bắn thử thành công từ hệ thống NASAMS lần đầu tiên vào năm 2016.

NASAMS cũng đã bắn thử thành công tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder vào năm 2011. Raytheon và RNoAF đã tiến hành phóng lần đầu tên lửa tầm ngắn AIM-9X Sidewinder Block II từ bệ phóng NASAMS vào tháng 5/2019. RNoAF đã tiến hành bắn thử tên lửa Evolved Sea Sparrow trên mặt đất (ESSM) từ NASAMS vào tháng 7/2012.

NASAMS được trang bị 3 bệ phóng đa năng, mỗi bệ mang tới 6 tên lửa sẵn sàng khai hỏa bên trong các hộp bảo vệ. Nó có thể được vận chuyển trên xe tải và đường sắt. Hệ thống này có khả năng phòng thủ 360° và phù hợp cho các hoạt động cả ngày lẫn đêm, trong mọi thời tiết.

Lượt xem: 217
Tác giả: Bích Thảo (Theo Airforce Technology)
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...