Tại sao xe điện nhiều “option” vượt trội nhưng chi phí tiết kiệm hơn hẳn xe xăng?
Đối chiếu các chi phí từ lúc lăn bánh đến chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng, các dòng ô tô điện của VinFast dù có nhiều “option” vượt trội nhưng chi phí vẫn tiết kiệm hơn rất nhiều so với xe xăng truyền thống cùng phân khúc.
Chi phí lăn bánh: Xe điện VinFast rẻ hơn xe xăng tới nửa tỷ đồng
Thông thường trên thế giới, ô tô điện luôn có giá cao hơn 1,3-1,5 lần so với các xe xăng cùng phân khúc. Tuy nhiên tại Việt Nam, VinFast đang áp dụng mức giá rất “mềm” cho các dòng ô tô điện của mình để khách hàng có cơ hội tiếp cận xe điện dễ dàng hơn. Cùng với đó, xe điện được giảm 100% thuế trước bạ nên các mẫu ô tô VinFast từ phân khúc A đến E có giá lăn bánh - chi phí thực tế người dùng phải bỏ ra để có thể sử dụng xe lưu thông - thậm chí còn thấp hơn cả xe xăng đang phải chịu 10-12% thuế trước bạ (theo từng địa phương).
Cụ thể, với VinFast VF 5 Plus có giá niêm yết 468 triệu đồng (thuê pin) nhưng chi phí lăn bánh tại Hà Nội chỉ là 492 triệu đồng. Con số này thấp hơn cả trăm triệu đồng so với các đối thủ chạy xăng phân khúc SUV cỡ A như Toyota Raize (niêm yết 498 triệu - lăn bánh 581 triệu) hay Kia Sonet 1.5 Luxury (549 triệu - 638 triệu).
Khách hàng không phải lo về lệ phí trước bạ khi lựa chọn xe điện VinFast. |
Ở trong phân khúc B-SUV khá “chật chội” với nhiều đối thủ nhưng VF 6 vẫn có giá lăn bánh tốt hơn hẳn. Cụ thể mẫu VF 6 Base (thuê pin) lăn bánh tại Hà Nội là 699 triệu khi so với các mẫu xe cỡ B gầm cao khác là Hyundai Creta (1.5 Tiêu chuẩn) là 741 triệu, KIA Seltos (1.4 Turbo Deluxe) là 695 triệu. Hay với bản VF 6 Plus (thuê pin) giá lăn bánh là 789 triệu đồng, rẻ hơn so với Hyundai Creta (1.5 Cao cấp) là 852 triệu và KIA Seltos (1.4 Turbo X-Line) gần 813 triệu đồng.
Mức giá tốt vượt trội của xe điện VinFast so với xe xăng vẫn được duy trì ở phân khúc SUV hạng C, khi VF 7 Base (thuê pin) là 874 triệu đồng để lăn bánh. Các đối thủ khác dù giảm giá nhiều nhưng chi phí lăn bánh vẫn cao hơn khá nhiều như CX-5 (2.0 Luxury) là 919 triệu đồng hay Ford Territory (Trend) cần 944 triệu, Honda CR-V (bản G) cần tới 1,266 tỷ đồng. Khi so VF 7 Plus chi phí lăn bánh (1,023 tỷ đồng) còn tiết kiệm nhiều hơn nữa so với bản cao cấp từ đối thủ.
Tương tự, với mẫu D-SUV, VF 8 Eco (thuê pin) chi phí lăn bánh là 1,114 tỷ đồng, thấp hơn so với Hyundai Santa Fe (2.5 Xăng) 1,176 tỷ, và Toyota Fortuner (2.7 AT 4x2 xăng) cần 1,329 tỷ đồng để lăn bánh trên đường. Với VF 8 Plus giá lăn bánh còn thấp hơn gần 130 triệu đồng so với đối thủ.
Cuối cùng, ở phân khúc xe cỡ lớn, VF 9 có chi phí lăn bánh từ 1,515 - 2,336 tỷ đồng, tiết kiệm được khoảng 254 triệu – 631 triệu đồng so với các mẫu xe trong cùng phân khúc như Hyundai Palisade (Prestige 6 chỗ) cần 1,769 tỷ, Ford Explorer (EcoBoost) cần 2,710 tỷ, Toyota Land Cruiser Prado (VX) cần 2,967 tỷ để lăn bánh.
Đó là chưa kể nếu mua xe theo phương án thanh toán trả thẳng ở thời điểm hiện tại (trước 29-2-2024), người dùng VinFast còn được miễn phí 2 năm thuê pin và sạc pin ở các trạm sạc công cộng - tiết kiệm thêm 38,4 - 128,4 triệu đồng tùy dòng xe.
Chi phí lăn bánh của VF 9 tiết kiệm lên tới nửa tỉ đồng so với xe xăng cùng phân khúc. |
Chi phí sử dụng: Xe điện càng dùng càng rẻ
Ngoài chi phí ban đầu để lăn bánh xuống đường, ô tô điện trong suốt quá trình sử dụng có mức phí rẻ hơn rất nhiều khi so sánh với xe xăng, bất kể thuê hay mua pin.
Điển hình như mẫu VF 5 Plus được lựa chọn là “chiếc ô tô đầu tiên” che mưa nắng nên người dùng rất quan tâm đến chi phí sử dụng. Cụ thể, người dùng chỉ cần chi khoảng 400 đồng/km tiền sạc khi mua xe kèm pin, hoặc nếu thuê pin cũng chỉ tốn tổng 900 đồng/km cả tiền sạc và thuê pin (giá thuê pin 1,6 triệu đồng/tháng cho quãng đường dưới 3.000km). Đặt trên bàn cân so sánh chi phí với Toyota Raize tốn khoảng 1.600 đồng/km (tiêu thụ 6,6 lít xăng/100km đường hỗn hợp) hay Kia Sonet 1.5 Luxury tốn 1.500 đồng/km. Chi phí này sẽ càng tiết kiệm hơn khi mức độ sử dụng càng nhiều. Cùng đó, chi phí sử dụng xe điện thường ổn định và ít có xu hướng biến động như xe xăng phụ thuộc vào giá xăng dầu.
Ngoài ra, bảo dưỡng cũng là chi phí các chủ xe bắt buộc phải chi trong quá trình sử dụng. Với ô tô điện, chu kỳ bảo dưỡng dài hơn (12.000km/lần), trong khi với xe xăng cần bảo dưỡng sau mỗi 5.000km. Chi phí mỗi lần bảo dưỡng với xe điện cũng tiết kiệm hơn hơn do ít linh kiện cần thay thế. Ví dụ như VF 8 ở lần bảo dưỡng 12.000 km đầu tiên chỉ tốn khoảng 800.000 đồng, trong khi một mẫu xe xăng cỡ D tốn ít nhất khoảng 2-3 triệu đồng ở mức bảo dưỡng cấp nhỏ.
Không chỉ chi phí lăn bánh, chi phí vận hành xe điện VinFast cũng được người dùng đánh giá là “món hời”. |
Mức giá tốt từ khi lăn bánh đến khi sử dụng đều không có đối thủ, các mẫu ô tô điện từ phân khúc A-E của VinFast đều sở hữu nhiều trang bị, sức mạnh động cơ, tính năng thông minh vượt trội so với các đối thủ trong phân khúc. Như mẫu VF 6 Plus có động cơ lên tới 201 mã lực, mô-men xoắn đạt 310Nm - những con số thậm chí còn cao hơn cả các mẫu C-SUV trên thị trường. Các tính năng hỗ trợ lái xe thông minh ADAS trên VinFast cũng đầy đủ hơn rất nhiều so với các dòng xe xăng, giúp người dùng ô tô điện có trải nghiệm lái an toàn và nhàn nhã hơn.
Bên cạnh đó, VinFast áp dụng chính sách bảo hành từ 7-10 năm cho các mẫu ô tô điện - thời gian gấp 2-3 lần so với đối thủ. Giới quan sát đánh giá mức giá của xe VinFast là “món hời”, cộng với việc hạ tầng trạm sạc ngày càng được mở rộng ở khắp 63 tỉnh, thành, chế độ hậu mãi số 1 thị trường sẽ tạo động lực rất lớn cho người dùng tạm biệt xe xăng, chuyển sang sử dụng phương tiện xanh.
NGỌC QUỲNH