Chiêm ngưỡng cây gạo dáng hình độc lạ, xanh tốt hơn 3 thế kỉ ở Hải Phòng

Tồn tại hơn 3 thế kỉ, mới đây, cây gạo trong khuôn viên di tích lịch sử Miếu Tổ Sơn - Thánh Mẫu (xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, Hải Phòng) được công nhận là cây di sản. Đây là cây gạo đầu tiên của huyện Cát Hải và là một trong 5 cây gạo ở Hải Phòng được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây gạo tại thôn Minh Tân có tuổi đời trên 350 năm, gắn liền với lịch sử của Đình Miếu xã Nghĩa Lộ. Vào thời Hùng Vương thứ 6 giặc Ân xâm lược nước ta, theo lời hiệu triệu của vua Hùng. Hùng Sơn - chàng trai người làng Sò ( xã Nghĩa Lộ ngày nay), thạo nghề sông nước, giỏi võ nghệ, đứng ra triệu tập dân binh, thành lập đội thủy binh, xin với vua Hùng đánh giặc xâm phạm vùng biển đông bắc của Tổ quốc. Đội quân của Hùng Sơn đánh nhiều trận, lập nhiều chiến công, làm chậm đường tiến của quân giặc. Trong một trận quyết chiến trên biển, trước thế giặc quá mạnh, Hùng Sơn đã anh dũng hi sinh. Thi thể Ngài trôi dạt về đảo quê hương được dân làng đã rước về chôn cất, sau dựng Miếu Đình tôn thờ.

Cây gạo tại thôn Minh Tân có tuổi đời trên 350 năm, gắn liền với lịch sử của Đình Miếu xã Nghĩa Lộ (Miếu thờ Tổ mẫu Hùng Sơn). Vào thời Hùng Vương thứ 6 giặc Ân xâm lược nước ta, theo lời hiệu triệu của vua Hùng, Hùng Sơn - chàng trai người làng Sò (xã Nghĩa Lộ ngày nay), thạo nghề sông nước, giỏi võ nghệ, đứng ra triệu tập dân binh, thành lập đội thủy binh, xin với vua Hùng đánh giặc xâm phạm vùng biển đông bắc của Tổ quốc. Đội quân của Hùng Sơn đánh nhiều trận, lập nhiều chiến công, làm chậm đường tiến của quân giặc. Trong một trận quyết chiến trên biển, trước thế giặc quá mạnh, Hùng Sơn đã anh dũng hi sinh. Thi thể Ngài trôi dạt về đảo quê hương được dân làng đã rước về chôn cất, sau dựng Miếu Đình tôn thờ.

Cây gạo có dáng hình độc lạ, thân cao, cong vút, ít tán.

Cây gạo có dáng hình độc lạ, thân cao, cong vút, ít tán.

Từ gốc cây đến thân cây có hàng trăm khối u lớn, nhỏ.

Từ gốc cây đến thân cây có hàng trăm khối u lớn, nhỏ.

Hai khối u to bất thường ở thân cây, tạo dáng hình “có một, không hai” cho cây gạo cổ thụ ở Miếu Tổ sơn Thánh Mẫu.

Hai khối u to bất thường ở thân cây, chu vi thân tại độ cao 1,3 m là 5,9m, tạo dáng hình “có một, không hai” cho cây gạo cổ thụ ở Miếu Tổ sơn Thánh Mẫu.

Tồn tại hơn 350 năm, đến nay, vỏ cây gạo đã sần sù, in đậm dấu vết thời gian.

Tồn tại hơn 350 năm, đến nay, vỏ cây gạo đã sần sù, in đậm dấu vết thời gian.

Cây Gạo có chu vi thân tại độ cao 1,3 m là 5,9m. Tán cây xoè khoảng 20 m2.

Tán cây chỉ rộng chừng 20-30 m2 nhưng có đến hàng trăm nhánh, chi, lá, hoa tươi tốt. Mùa xuân, hoa gạo nở từ tháng 2 đến đầu tháng 4, đỏ rực một góc trời.

Mỗi bông gạo to hơn bàn tay người, xòe 5 cánh đỏ rực rỡ. Ngay cả khi lìa cành, rụng đầy gốc, hoa gạo vẫn tươi đẹp.

Mỗi bông gạo to hơn bàn tay người, xòe 5 cánh đỏ rực rỡ. Ngay cả khi lìa cành, rụng đầy gốc, hoa gạo vẫn tươi đẹp.

Ngày 14.1 vừa qua, chính quyền và nhân dân xã Nghĩa Lộ tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây gạo trong khuôn viên Miếu Tổ sơn. Đây là Lễ công nhận Cây Di sản đầu tiên trong năm 2024, và cũng là cây thứ 2 của xã Nghĩa Lộ được cộng nhận Cây Di sản Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Văn Phùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Lộ cho biết, sự kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây Gạo tại Miếu Tổ Sơn, xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải là hoạt động hữu ích, thiết thực với địa phương. Không chỉ trực tiếp bảo vệ cây, bảo vệ cảnh quan môi trường, hoạt động này còn giúp giáo dục truyền thống yêu nước, biết trân trọng quá khứ và tự hào về những Di sản của quê hương.

Ngày 14.1 vừa qua, chính quyền và nhân dân xã Nghĩa Lộ tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây gạo trong khuôn viên Miếu Tổ sơn. Đây là Lễ công nhận Cây Di sản đầu tiên trong năm 2024, và cũng là cây thứ 2 của xã Nghĩa Lộ được cộng nhận Cây Di sản Việt Nam. PGS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng cây Di sản Việt Nam nhấn mạnh, việc cây Gạo tại Miếu Tổ Sơn được công nhận là Cây Di sản Việt Nam làm tăng thêm giá trị lịch sử, góp phần phát triển du lịch địa phương, nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Ban quản lý cũng như nhân dân địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay chăm sóc và bảo vệ cây; theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, tham vấn ý kiến của các chuyên gia để có biện pháp chăm sóc phù hợp cho cây xanh tốt, trường tồn với thời gian. Ảnh: Cổng TTĐT Hải Phòng